Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ

Hải An
Nga yêu cầu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt liên quan xung đột ở Ukraine, khẳng định không thể vỡ nợ, OECD hạ tăng trưởng toàn cầu, Mỹ giảm thâm hụt thương mại… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Moscow nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Nga, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ
Chính phủ Nga đã cố gắng thanh toán bằng nội tệ, nhưng nhiều trái phiếu không cho phép hoàn trả bằng đồng Ruble. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề do xung đột tại Ukraine

Ngày 8/6, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu do tác động của xung đột khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh.

Theo đó, tổ chức này dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021. OECD còn nâng gấp đôi mức dự báo lạm phát trong nhóm 38 nước thành viên lên 8,5%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 1988.

Bà Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Tổng thư ký OECD, nhận định, thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời cảnh báo một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang manh nha.

Mức độ giảm tăng trưởng và tăng lạm phát đến đâu sẽ phụ thuộc vào diễn biến xung đột nhưng điều chắc chắn là những nước nghèo nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà cho rằng hậu quả của xung đột sẽ nặng nề và các nước cần cùng chung tay chia sẻ.

Trước khi xung đột nổ ra, triển vọng kinh tế nhìn chung khả quan trong năm 2022 và 2023, trong đó tăng trưởng GDP và lạm phát đều được dự báo trở về mức bình thường sau thời gian chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, xung đột kết hợp với các biện pháp phong tỏa phòng dịch tại những thành phố và cảng quan trọng ở Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, đã dẫn tới những cú sốc làm đảo ngược tình hình.

Kinh tế Mỹ

* Ngày 8/6, chính phủ Mỹ công bố sáng kiến trị giá 100 triệu USD nhằm hỗ trợ đào tạo 500.000 nhân viên y tế khu vực Mỹ Latinh. Đây là cam kết mới nhất của Washington dự kiến đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) lần thứ 9 diễn ra trong tuần này ở Los Angeles.

Để triển khai sáng kiến này, Mỹ dự kiến đóng góp một phần kinh phí, số còn lại thông qua gây quỹ từ các nguồn tài trợ khác nhau, trong đó có Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO).

Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết đại dịch Covid-19 đã bộc lộ nhiều bất cập trong hệ thống y tế toàn cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng phải có một hệ thống y tế vững mạnh cho tất cả mọi người. (TTXVN)

Tin liên quan
Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

* Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/6 cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 4/2022 đã giảm tới 19,1% - mức giảm cao nhất kể từ tháng 12/2012, sau khi tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Ba.

Theo đó, thâm hụt hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong tháng 4 giảm 20,6 tỷ USD còn 87,1 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm lần đầu tiên trong nửa năm qua, với mức giảm 3,4%, xuống còn 339,7 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,5% lên 252,6 tỷ USD. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Trong báo cáo mới nhất ngày 8/6, Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 còn 4,3%, tức giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 12/2021.

WB cho biết, cơ sở để hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là do biện pháp phong tỏa phòng dịch Covid-19 trong thời gian từ tháng 3-5/2022 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng nội địa.

Theo WB, hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ dần phục hồi vào nửa cuối năm 2022 nhờ các các gói kích thích kinh tế của chính phủ cũng như các biện pháp phòng dịch được nới lỏng hơn. (AP)

* Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính bằng một quỹ cứu trợ mới có thể có nguồn vốn hàng chục tỷ USD, khi nền kinh tế trong nước hạ nhiệt và việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước khác đang làm gia tăng rủi ro.

Quỹ mới nhằm đảm bảo sự ổn định của lĩnh vực tài chính sẽ hỗ trợ cho các tổ chức lớn như các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính trong trường hợp phá sản hay thua lỗ đầu tư gia tăng do biến động của các thị trường nước ngoài làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính.

Tổng cộng 64,6 tỷ NDT (9,7 tỷ USD) đã được huy động từ các ngân hàng lớn và chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tổng số vốn lên 100 tỷ USD vào tháng 9 tới. (THX)

Kinh tế châu Âu

* Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/6 đã thông qua lần cuối cùng về vòng trừng phạt thứ sáu của khối này đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Gói trừng phạt bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ một phần và loại ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT... Sự đồng thuận đạt được sau khi Hungary liên tiếp bác bỏ bằng việc đưa ra các yêu sách quốc gia của mình. (Reuters)

* Phát biểu trong một cuộc họp ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ đưa ra các quy định ngân sách mới vào cuối tháng Bảy tới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Tổng thống Putin nêu rõ, các cơ quan chức năng đã bắt đầu xem xét ngân sách liên bang cho 3 năm tiếp theo, nhấn mạnh, vấn đề cơ bản là phải xây dựng được quy định ngân sách, không những đảm bảo được sự ổn định của tài chính công, mà còn phải góp phần đưa kinh tế Nga tăng trưởng.

Nhà lãnh đạo Nga không nêu chi tiết về các quy định mới, song cho biết các quy định có thể được nới lỏng hơn để cho phép có thêm quỹ để khôi phục hoạt động kinh tế. (TTXVN)

* Ngày 8/6, Nga cho biết để ngũ cốc của nước này được chuyển đến thị trường quốc tế, phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với nước này.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói "không có cuộc thảo luận thực chất nào" đang diễn ra về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Ông Peskov cũng bác bỏ khả năng Nga rơi vào vỡ nợ, cho rằng các biện pháp trừng phạt, vốn khiến gần 50% dự trữ ngoại tệ của nước này bị đóng băng - đã đẩy Nga vào tình trạng “vỡ nợ nhân tạo”. (TTXVN)

* Sau khi Mỹ cấp phép cho một số công ty dầu khí hoạt động tại Venezuela, các tập đoàn Eni của Italy và Repsol của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu vận chuyển dầu của quốc gia Nam Mỹ này tới châu Âu trong tháng Bảy để bù đắp thiếu hụt dầu thô của Nga, nối lại các giao dịch đổi dầu lấy nợ đã bị tạm dừng hai năm.

Khối lượng dầu mà Eni và Repsol dự kiến nhận được sẽ không lớn và do đó tác động đến giá dầu thế giới sẽ ở mức khiêm tốn. Hai công ty nói trên đều có liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA), do đó, có thể tính các lô hàng dầu thô vào các khoản nợ tồn đọng và nợ cổ tức trễ hạn. (Reuters)

* Theo Bloomberg, lượng hàng xuất khẩu từ các nước đối tác sang Nga đã giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay cả Trung Quốc, quốc gia không tham gia trừng phạt Nga cũng đang giảm xuất khẩu sang thị trường này. Trong tháng 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc ước đạt 7,4 tỷ USD, tháng 2 đạt 5,3 tỷ USD, tháng 3 là 3,8 tỷ USD và đến cuối tháng 4 chỉ đạt 3,7 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng giảm lượng hàng xuất khẩu sang Nga.

Các quốc gia phương Tây đang cắt giảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm đáp trả chiến dịch quân sự tại Ukraine. (Bloomberg)

* Tuần báo Welt am Sonntag mới đây đưa tin, các biện pháp trừng phạt của Nga đối với Gazprom chi nhánh Đức (Gazprom Germania) và các công ty con liên quan có thể khiến người nộp thuế và người sử dụng khí đốt ở Đức phải trả thêm 5 tỷ Euro (5,4 tỷ USD) mỗi năm cho nguồn khí đốt thay thế.

Vào tháng Năm, Nga đã quyết định ngừng cung cấp cho Gazprom Germania sau khi chính phủ Đức đặt công ty này dưới sự quản lý của bên được ủy thác là cơ quan quản lý năng lượng Bundesnetzagentur.

Từ đó, Bundesnetzagentur đã phải mua khí đốt thay thế trên thị trường để thực hiện các hợp đồng đã ký. (Reuters)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Số liệu của chính phủ Nhật Bản ngày 8/6 cho hay, niềm tin kinh doanh của những người lao động có công việc nhạy cảm với xu hướng kinh tế đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 5/2022, nhờ lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng vững chắc sau khi chính phủ dỡ bỏ các chính sách hạn chế để chống dịch Covid-19.

Trong tháng 5, chỉ số niềm tin vào các điều kiện hiện tại của những "nhà quan sát nền kinh tế" như tài xế taxi và nhân viên nhà hàng, đứng ở mức 54 điểm, tăng 3,6 điểm so với tháng 4. Chỉ số trên 50 cho thấy nhiều người được hỏi cho biết các điều kiện kinh tế cải thiện hơn so với ba tháng trước. (Kyodo)

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Moscow nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Nga, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ
Chi tiêu hộ gia đình ở Nhật Bản trong tháng 4/2022 giảm thực tế 1,7% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: Kyodo)

* Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 7/6 thông báo, chi tiêu hộ gia đình ở nền kinh tế lớn thứ hai châu Á trong tháng 4/2022 giảm thực tế 1,7% so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ hai liên tiếp, giữa bối cảnh chi tiêu cho các mặt hàng thực phẩm nấu ăn tại nhà giảm và có nhiều người dân ra khỏi nhà sau khi tình hình Covid-19 lắng dịu.

Chi tiêu trung bình của các hộ gia đình với hai người trở lên trong tháng Tư ở mức 304.510 Yen (2.300 USD). Do điều chỉnh theo mùa, chi tiêu trong kỳ báo cáo tăng 1% so với tháng trước, khi chi tiêu cho du lịch nội địa tăng sau khi tình trạng gần như khẩn cấp do đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ vào cuối tháng 3. (Kyodo)

* Số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 8/6 cho thấy, nền kinh tế "xứ sở Kim chi" trong quý I/2022 đã tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với dự đoán trước đó do đầu tư và chi tiêu suy yếu trong bối cảnh lo lắng kéo dài về đại dịch Covid-19.

GDP của Hàn Quốc trong quý I/2022 đã tăng 0,6% so với quý IV/2021, giảm nhẹ so với mức tăng 0,7% được ước tính vào tháng 4/2022. Tăng trưởng theo quý của Hàn Quốc cũng đã chậm lại so với mức tăng 1,3% trong quý IV/2021 và 3% trong quý I/2021. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 7/6, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) thông báo tăng lãi suất cơ bản từ mức 0,35% lên 0,85%, đánh dấu tháng tăng lãi suất thứ hai liên tiếp, sau hơn hai năm duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,1%.

Thông báo của RBA cho biết, quyết định tăng lãi suất là cần thiết nhằm kiểm soát đà tăng của lạm phát, hiện ở ngưỡng 5,1%, cao hơn nhiều so với mục tiêu an toàn 2-3%. (TTXVN)

* Dữ trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) tính đến ngày 31/5 đạt 112,8 tỷ USD, tăng nhẹ so với con số 111,4 tỷ USD vào ngày 13/5. Trong thông báo ngày 8/6, BNM cho hay, mức dữ trữ này đảm bảo đủ chi trả cho việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia Đông Nam Á trong 5,7 tháng cũng như cao gấp 1,1 lần tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn.

Trong số 112,8 tỷ USD trên, dự trữ ngoại tệ của BNM ở mức 100,3 tỷ USD (tính đến ngày 31/5), dự trữ vàng đạt 2,4 tỷ USD cùng số tiền có trong Quỹ Tiền tệ quốc tế (1,4 tỷ USD), quyền rút vốn đặc biệt (6 tỷ USD) và các tài sản dự trữ khác (2,7 tỷ USD). (TTXVN)

*Bộ Tài chính Indonesia dự báo, tăng trưởng GDP của nước này trong quý II/2022 sẽ đạt 5% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng quý I/2022, trong bối cảnh tiêu dùng tăng cao và xuất khẩu ròng tiếp tục được duy trì bất chấp các thách thức kinh tế gần đây.

GDP quý I/2022 của Indonesia đã tăng 5,01% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tiêu dùng tăng 4,34%. Số liệu GDP quý II dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 8 tới. (TTXVN)

* Lạm phát toàn phần của Thái Lan trong tháng 5/2022 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm qua, chủ yếu là do giá năng lượng và thực phẩm tăng.

Văn phòng Chính sách và chiến lược thương mại (TPSO) ngày 6/6 cho biết, lạm phát toàn phần đã tăng 7,1% trong tháng 5/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 4,7% trong tháng 4/2022.

Tổng giám đốc TPSO Ronnarong Phoolpipat nhận định, mức tăng trên phù hợp với tình trạng lạm phát gia tăng ở các nước khác, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ và các nước thành viên EU. (TTXVN)

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới

Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Nếu không xử lý ...

Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc

Kinh tế thế giới nổi bật (27/5-2/6): Bị EU 'cấm cửa', dầu Nga chảy sang châu Á lớn chưa từng có, ông Putin ra điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc

EU áp lệnh cấm vận với 90% dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lo đối phó lạm ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Nga và đề nghị Nga phối hợp thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa, tương xứng với tầm ...
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều qua (25/4).
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động