Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Tổng thống Nga thừa nhận lạm phát cao dù kinh tế phục hồi; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã

Hoàng Nam
Mỹ suy giảm đà tăng trưởng; chuỗi cung ứng toàn cầu hứng đòn Covid-19; thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc tăng hơn 10 lần… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Mỹ suy giảm tăng trưởng; Nga phục hồi, lạm phát vẫn rất cao; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã
Áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm; và chi phí vận tải biển đang trải qua mức tăng đáng lo ngại.. (Nguồn: Reuters)

IMF phân bổ khoản hỗ trợ lớn nhất lịch sử hỗ trợ các nước phục hồi sau Covid-19

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 23/8 thông báo quyết định về mức phân bổ chung mới dành cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trị giá 650 tỷ USD thông qua đầu tháng 8 bắt đầu có hiệu lực. Đây là khoản phân bổ lớn nhất trong lịch sử IMF nhằm hỗ trợ các quốc gia hồi phục sau đại dịch.

Theo IMF, SDR sẽ được phân bổ cho các quốc gia theo tỷ lệ bảo hiểm phân ngạch hiện hành của mỗi nước. Khoảng 275 tỷ USD được phân bổ cho các nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển; trong đó, khoảng 21 tỷ USD sẽ phân bổ cho các quốc gia thu nhập thấp. (FT)

Chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất cho chuỗi cung ứng toàn cầu kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. CNN nhận định áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm; và chi phí vận tải biển đang trải qua mức tăng đáng lo ngại.

Số liệu cho thấy chi phí trung bình vận chuyển một container trên tuyến đường chính Đông - Tây tháng 8/2021 vào khoảng 9,613 USD, tăng 360% so với 1 năm trước. Chi phí vận chuyển một container từ Thượng Hải đến Rotterdam (Hà Lan) có giá khoảng 13,698 USD, tăng 659% so với cùng kỳ năm trước. (CNN)

Kinh tế Mỹ

* Wall Street Journal nhận định đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang suy giảm, thể hiện ở kết quả cuộc khảo sát khu vực kinh tế tư nhân vừa công bố. Theo đó, việc số ca mắc Covid-19 tăng lên đã làm giảm nhu cầu và thiếu nguồn lao động.

Kết quả điều tra do IHS Markit công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng của các nhà máy và nhà cung cấp dịch vụ Mỹ đã giảm trong tháng 8. Chỉ số của khu vực dịch vụ tháng 8, khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Mỹ, đã giảm xuống 55,2% từ 59,9% của tháng 7, là mức thấp nhất trong 8 tháng vừa qua.

Chỉ số hoạt động sản xuất cũng giảm xuống 61,2% từ mức 63,4% của tháng 7, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng. (WSJ)

* Mỹ và Singapore đã thiết lập Quan hệ Đối tác về tăng trưởng và đổi mới nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước và tổ chức đối thoại cấp cao về chuỗi cung ứng.

Phó Tổng thống Mỹ Harris cho biết quan hệ này được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư song phương dựa trên bốn trụ cột: Kinh tế số, công nghệ năng lượng và môi trường, sản xuất hiện đại và chăm sóc sức khỏe. (Inside Trade)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Mỹ suy giảm tăng trưởng; Nga phục hồi, lạm phát vẫn rất cao; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 23/8. (Nguồn: AFP)

* Tại Mỹ, các quan chức ở 26 bang, chủ yếu thuộc đảng Cộng hòa đã thông báo dừng sớm một số hoặc tất cả các chương trình trợ cấp trước thời hạn toàn quốc vào ngày 6/9.

Phân tích số liệu từ 18.648 người đã nhận trợ cấp thất nghiệp cho thấy, gần 25% có việc làm vào cuối tháng 7 ở 19/22 bang đã kết thúc chương trình trợ cấp bổ sung trong tháng 6, so với tỷ lệ 22% ở 23 bang vẫn tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ. (TTXVN)

* Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ (CTA) dự báo doanh thu thiết bị điện tử tiêu dùng tại Mỹ sẽ đạt 487 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,5% so với mức kỷ lục năm 2020. Với xu hướng chuyển đổi số sang thế hệ mạng di động thứ 5 (5G), CTA dự báo điện thoại thông minh sẽ là động lực quan trọng với tăng trưởng của ngành tiêu dùng công nghệ trong năm nay. (Statista)

Kinh tế Trung Quốc

* Theo thống kê Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 886,7 tỷ NDT (138,5 tỷ USD), tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020. Quy mô thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã tăng gần 10 lần trong vòng 5 năm.

Sự phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc dần chiếm vị trí quan trọng trên thế giới. Theo thống kê của Paypal, khoảng 26% giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới B2C trên thế giới diễn ra ở Trung Quốc đại lục, 21% ở Mỹ và 14% ở Anh. (Mạng thông tin kinh tế Trung Quốc)

* Trong 7 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 649 triệu tấn, cao hơn 8% so với năm ngoái. Điều này cho thấy ngành công nghiệp thép thô, chiếm khoảng 15% lượng khí thải carbon của Trung Quốc vẫn còn dư địa để cắt giảm hơn nữa. (Thời báo kinh tế Trung Quốc)

* Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, trước tác động kép của đại dịch Covid-19 và thiên tai lũ lụt trong nước, Trung Quốc đã thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát vĩ mô, kinh tế Trung Quốc trong tháng 7 tiếp tục xu hướng phục hồi ổn định.

Người phát ngôn của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc Lăng Huy cho biết: “Trong tháng 7/2021, do những bất ổn bên ngoài gia tăng, tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu chính giảm, nhưng đánh giá từ góc độ lũy kế, các chỉ tiêu vĩ mô chính vẫn nằm trong biên độ hợp lý, kinh tế nhìn chung duy trì xu hướng phục hồi”. (Thời báo Hoàn cầu)

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (13-19/8): IMF ‘để mắt’ đến Belarus; Việt Nam là hình mẫu hưởng lợi từ CPTPP; Mỹ-Trung lại ăn miếng trả miếng Kinh tế thế giới nổi bật tuần (13-19/8): IMF ‘để mắt’ đến Belarus; Việt Nam là hình mẫu hưởng lợi từ CPTPP; Mỹ-Trung lại ăn miếng trả miếng

Kinh tế châu Âu

* Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nền kinh tế châu Âu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2021, nhờ những tiến triển trong việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và việc dỡ bỏ dần các hạn chế về sức khỏe.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Khu vực đồng Euro (Eurozone) trong quý II/2021 tăng 2% so với quý I/2021, sau hai quý giảm liên tiếp.

Đối với toàn Liên minh châu Âu (EU), mức tăng trưởng kinh tế đạt 1,9%. Trong số các quốc gia hàng đầu châu Âu, Pháp ghi nhận mức tăng thấp nhất (+0,9%), xếp sau Tây Ban Nha (+2,8%), Italy (+2,7%) và Đức (+1,5%). (Eurostat)

* Nhật báo Libération cho rằng hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Airbus và Boeing đều đang kỳ vọng về đà phục hồi nhanh hơn dự kiến và còn có thể vượt mức sản xuất trước khủng hoảng.

Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury bày tỏ lạc quan về tốc độ hồi phục của Airbus và đã điều chỉnh tăng các mục tiêu thương mại và tài chính của hãng này hồi cuối tháng 7. Chuyên gia kinh tế hàng không Gabriel Colletis nhận định đây chỉ là cách Airbus trấn an các cổ đông để giữ giá cổ phiếu và thực tế nhu cầu thị trường là không chắc chắn. (Libération)

* Ngày 22/8, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, nền kinh tế Nga đang tiến gần đến mức trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông Putin cũng lưu ý rằng, lạm phát trong nước hiện lên tới 6,5%, vượt quá mục tiêu là 4%. Theo ông, các nhà chức trách Nga đang thực hiện các biện pháp “thích hợp” để đưa lạm phát trở lại mức kế hoạch, trong đó nhấn mạnh vào kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19. (RT)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

*Ngày 19/8, Nhật Bản đã gửi đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu thành lập Ban hội thẩm xử lý tranh chấp để giải quyết việc Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép không gỉ của nước này.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ, từ tháng 7/2019, Trung Quốc bắt đầu áp thuế chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc với lý do đã có tác động tiêu cực tới ngành thép nội địa; Tokyo sẽ theo đuổi một giải pháp thích hợp về vấn đề này theo các quy định của WTO. (Meti.go.jp)

* Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI cốt lõi của nước này trong tháng 7/2021 đã giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2020 khi phí dữ liệu di động giảm vẫn là lực cản lớn dù giá năng lượng tăng đã hỗ trợ lớn cho đà tăng giá tiêu dùng. Số liệu trên củng cố quan điểm cho rằng Nhật Bản không thể gia tăng lạm phát và BOJ sẽ cần phải duy trì chính sách tiền lệ nới lỏng trong thời gian tiếp theo. (The Manichi)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (20-26/8): Mỹ suy giảm tăng trưởng; Nga phục hồi, lạm phát vẫn rất cao; thương mại điện tử Trung Quốc tăng phi mã
Chỉ số giá tiêu dùng CPI cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 7/2021 đã giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2020. (Nguồn: Momondo)

* Chính phủ Hàn Quốc đang điều chỉnh kế hoạch chi tiêu lên tới hơn 600 nghìn tỷ Won (tương đương 506 tỷ USD) cho năm tài khóa 2022, tăng khoảng 8% so với khoản ngân sách năm 2021. Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết đang tích cực chuẩn bị dự thảo nội dung cụ thể trước khi trình lên Quốc hội nước này vào đầu tháng 9. (TTXVN)

* Xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 8 đã tăng khoảng 41% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu đối với chất bán dẫn, thép và các sản phẩm dầu mỏ tăng lên, lần lượt ở mức 40%, 57% và 55%. Xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng trong 10 tháng liên tiếp, tuy nhiên nước này vẫn ghi nhận mức thâm hụt thương mại khoảng 3,5 tỷ USD. (Arirang)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho biết, lạm phát cơ bản của Singapore trong tháng 7/2021 đã tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 0,6% của tháng 6/2021, nguyên nhân chủ yếu do giá điện và khí đốt tăng 9,9% trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao. MTI dự kiến mức tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt khoảng 6-7%, so với mức ước tính trước đó là 4-6%. (THX)

* Kinh tế Philippines trong quý II/2021 ghi nhận mức tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu của Ngân hàng trung ương Philippines cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong các khoản đầu tư là dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi, với mức tăng trưởng tổng đầu tư lên tới 75,5% và đầu tư tư nhân tăng 94,9%. (THX)

* Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết chính phủ sẽ dành 384.800 tỷ Rupiah (26,7 tỷ USD) trong ngân sách nhà nước năm 2022 để phát triển cơ sở hạ tầng, với các nguồn tài chính hỗn hợp tiếp tục được thực hiện theo mô hình đối tác công tư.

Ngân sách cơ sở hạ tầng năm tới sẽ được dành để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn do đại dịch Covid-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế. (TTXVN)

Các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ chuẩn bị

Các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ chuẩn bị 'đổ bộ' vào Việt Nam

* Bộ trưởng Du lịch Thái Lan cho biết ngành du lịch nước này đang nỗ lực chuyển đổi từ hoạt động du lịch đại trà sang thu hút nhiều khách du lịch có khả năng tài chính cao hơn.

Theo đó, chiến lược phục hồi ngành du lịch hướng đến những du khách chi tiêu nhiều đang tìm kiếm sự riêng tư và giãn cách xã hội trong thời gian họ lưu trú, đặc biệt là trong thời gian và sau đại dịch Covid-19. Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) dự báo kịch bản tích cực nhất chỉ có khoảng 1-2 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm Thái Lan trong năm 2021. (TTXVN)

* Ấn Độ nổi lên là điểm đến sản xuất được "săn lùng" nhiều thứ hai trên toàn thế giới (sau Trung Quốc), cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà sản xuất đối với Ấn Độ, coi đây là trung tâm sản xuất được ưa thích hơn các quốc gia khác, bao gồm Mỹ và những nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nguyên nhân được cho là nhờ điều kiện kinh doanh, khả năng cạnh tranh về chi phí và việc Ấn Độ đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực. (TTXVN)

Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng: Người Arab hiếm khi nói ‘không’, cần kiên nhẫn, thấu hiểu để chinh phục thị trường

Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng: Người Arab hiếm khi nói ‘không’, cần kiên nhẫn, thấu hiểu để chinh phục thị trường

Trao đổi với TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng nhận định, người dân Qatar đánh giá cao hàng nông sản và ...

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Hạ Long hấp dẫn giới nhà giàu; dừng giao dịch 3 dự án ở Bình Thuận; xuất hiện động thái gom mặt bằng bán lẻ

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Hạ Long hấp dẫn giới nhà giàu; dừng giao dịch 3 dự án ở Bình Thuận; xuất hiện động thái gom mặt bằng bán lẻ

Lý do địa ốc Hạ Long (Quảng Ninh) hút khách nhà giàu; mặt bằng bán lẻ TP. Hồ Chí Minh lao dốc; cá nhân, tổ ...

Đọc thêm

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

HLV Kim Sang Sik cùng trợ lý sẽ 'âm thầm' sang Hà Nội trước khi ra mắt chính thức công việc HLV trưởng đội tuyển Việt Nam vào ngày 6/5 ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần sự phê duyệt của cơ quan này.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến động nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động