Kinh tế thế giới nổi bật tuần (24-30/9): ‘Cơn sóng ngầm’ Evergrande ở Trung Quốc, EC ‘nhắc nhở’ Hungary về hợp đồng khí đốt với Nga, CPTPP hấp dẫn

Hoàng Nam
Đài Loan (Trung Quốc) xin gia nhập CPTPP, EC nói về hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Hungary với Gazprom (Nga), chi tiêu của tập đoàn Evergrande bị giám sát chặt, Washington-Bắc Kinh lại căng thẳng ở WTO… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (24-30/9):
Một số chính quyền địa phương của Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập các tài khoản giám hộ đặc biệt để khoanh vùng chi tiêu đối với các dự án bất động sản của Evergrande. (Nguồn: AP).

Sức hấp dẫn của CPTPP

Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức gửi đơn đăng ký gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới New Zealand - quốc gia giữ vai trò lưu chiểu cho CPTPP. Động thái của Đài Loan diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Trung Quốc thông báo đã đăng ký tham gia CPTPP, cho thấy phản ứng gấp gáp của Đài Loan.

Theo các chuyên gia, việc gia nhập CPTPP cần nhận được sự đồng thuận của tất cả các thành viên, Trung Quốc có thể sẽ cản trở việc gia nhập của Đài Loan nếu trở thành thành viên trước và ngược lại. Câu hỏi đặt ra là các thành viên CPTPP sẽ chọn bên nào trước.

Trước đó, Anh đã nộp đơn gia nhập CPTPP và đang triển khai đàm phán. (Nikkei Asia)

Mỹ cần hợp tác với EU để cải tổ WTO

Ngày 27/9, phát biểu tại Đại học John Hopkins, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis nhấn mạnh Mỹ cần hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để cải tổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ông Dombrovskis khẳng định WTO không thể giải quyết các thách thức này với tình trạng tổ chức như hiện nay và quá trình cải cách cần được bắt đầu tại hội nghị cấp bộ trưởng của WTO dự kiến diễn ra đầu tháng 12 tới.

Phó Chủ tịch EC cho biết EU đã sẵn sàng hợp tác với Mỹ nhằm đạt được các thỏa thuận về trợ cấp thủy sản, y tế, nông nghiệp và tính bền vững và thảo luận nghiêm túc về cải cách thể chế.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện vẫn duy trì chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với WTO, theo đó ngăn cản việc bổ nhiệm các thẩm phán thuộc Cơ quan phúc thẩm của WTO, khiến cơ quan này không thể tham gia giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại toàn cầu. (AFP)

APEC tái cam kết tăng cường quyền lực kinh tế cho phụ nữ

Ngày 24/9, tại Diễn đàn APEC về phụ nữ và kinh tế 2021 do New Zealand chủ trì theo hình thức trực tuyến, các bộ trưởng và quan chức các nền kinh tế thành viên APEC đã tái cam kết thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và tăng cường quyền lực kinh tế cho phụ nữ, tạo điều kiện để kinh tế khu vực phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững hơn.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/9): Nga phục hồi nhanh hơn dự kiến, FDI không ngừng chảy vào Trung Quốc, Phố Wall sợ Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/9): Nga phục hồi nhanh hơn dự kiến, FDI không ngừng chảy vào Trung Quốc, Phố Wall sợ 'bom nợ' Evergrande

Các thành viên đã nhất trí triển khai những chính sách cho phép và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế chính thức, bằng cách phát hiện và thu hẹp khoảng cách chi trả lương, phân biệt nghề nghiệp và gỡ bỏ những rào cản phân biệt mang tính pháp lý và quy định đối với những doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ điều hành hay các doanh nhân là nữ giới.

Các bộ trưởng cũng cam kết thúc đẩy cân bằng công việc và cuộc sống, chia sẻ công bằng trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ và công việc chăm sóc gia đình thông qua mở rộng các dịch vụ chăm sóc người già và trẻ nhỏ cũng như cơ hội tiếp cận các hệ thống bảo vệ xã hội. (AFP)

Công bố Báo cáo các nước kém phát triển nhất năm 2021

Ngày 27/9, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố Báo cáo các nước kém phát triển nhất (LDC) năm 2021.

Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển năng lực sản xuất ở các nước kém này trong nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi sau các cuộc khủng hoảng như dịch Covid-19 và hướng tới phát triển bền vững.

Khả năng phục hồi hạn chế của các nước LDC được phản ánh qua tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 thấp, khi mới chỉ có 2% dân số đã được tiêm chủng, so với 41% ở các nước phát triển. (TTXVN)

Kinh tế Mỹ

* Phát biểu họp báo ngày 22/9 sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói Fed có thể bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản vào tháng 11 và kết thúc chương trình vào khoảng giữa năm 2022. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh sau cuộc họp của Fed. (VnEconomy)

* Mỹ hoan nghênh phán quyết của WTO về việc các biện pháp phòng vệ của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thành phần pin năng lượng mặt trời không vi phạm các quy định của WTO.

Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh tìm cách lách các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ bằng cách chuyển hoạt động sang các nước khác.

Ngày 27/9, Trung Quốc đã kháng cáo, cho rằng phán quyết ban đầu này sẽ dẫn đến việc lạm dụng các biện pháp phòng vệ và phá hoại nghiêm trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. (TG&VN)

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Bên đổ thêm dầu vào lửa, bên sẵn sàng

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Bên đổ thêm dầu vào lửa, bên sẵn sàng 'nghênh chiến'

Kinh tế Trung Quốc

* Ngày 26/9, tập đoàn truyền thông Caixin của Trung Quốc cho biết một số chính quyền địa phương của nước này đã bắt đầu thiết lập các tài khoản giám hộ đặc biệt để khoanh vùng chi tiêu đối với các dự án bất động sản của “gã khổng lồ” nhà đất Evergrande.

“Quay cuồng” với khoản nợ lên đến 305 tỷ USD, Evergrande đã bỏ lỡ thời hạn thanh toán trái phiếu (bằng đồng USD) trước đó. Điều này khiến giới đầu tư toàn cầu tự hỏi tương lai của tập đoàn này sau khi thời gian ân hạn 30 ngày kết thúc.

Theo Caixin, tài khoản giám hộ đặc biệt đối với dự án bất động sản của Evergrande đã được thiết lập từ cuối tháng 8/2021 tại ít nhất 8 tỉnh nơi tập đoàn này đang có nhiều dự án chưa hoàn thành nhất. (Reuters)

* Theo Báo cáo hằng năm về quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-châu Phi công bố ngày 25/9, với kim ngạch thương mại song phương đạt 187 tỷ USD, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 12 năm liên tiếp bất chấp đại dịch Covid-19.

Tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc đã thành lập tổng cộng 25 khu hợp tác kinh tế và thương mại tại 16 nước châu Phi, thu hút được 623 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư 7,35 tỷ USD, tạo được 46.000 việc làm cho các nước tiếp nhận. (BNews)

* Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 23/9 bơm lượng thanh khoản ngắn hạn 110 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 17 tỷ USD, lớn nhất 8 tháng vào hệ thống tài chính, trong bối cảnh thị trường toàn cầu bất an vì cuộc khủng hoảng nợ tại công ty bất động sản Evergrande.

Việc xoa dịu thị trường đã trở thành một vấn đề cấp bách, khi mối lo về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của Evergrande lan ra khắp thị trường tài chính toàn cầu. (Bloomberg)

* Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng chậm hơn trong tháng 8 so với một năm trước, chững lại trong tháng thứ sáu liên tiếp, do các nhà sản xuất phải vật lộn với giá hàng hóa cao, sự bùng phát của dịch Covid-19 và thiếu hụt một số thành phần chính trong sản xuất.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhanh chóng phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra vào năm ngoái, nhưng động lực đã suy yếu trong những tháng gần đây, với lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này phải đối mặt với chi phí tăng cao, tắc nghẽn sản xuất và gần đây là sự phân bổ điện lực. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Ủy ban châu Âu (EC) ngày 22/9 đề xuất sửa đổi “Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập” (GSP) theo hướng các nước đang phát triển nếu muốn được hưởng lợi từ việc tiếp cận ưu đãi vào thị trường EU thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về môi trường và quản trị, tuân thủ các cam kết bổ sung về nhân quyền và quyền lao động. (Ủy ban châu Âu)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (24-30/9):
Thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Nga và Hungary được ký kết vào thời điểm châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 và mùa Đông đang đến gần. (Nguồn: Gazprom)

* Ngày 28/9, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) về vấn đề năng lượng Tim McPhie cho biết, cơ quan có thẩm quyền của Hungary nên đánh giá hợp đồng cung cấp khí đốt với Gazprom của Nga và thông báo cho EC trong vòng ba tháng.

Trước đó, một người phát ngôn của EC cũng cho rằng Hungary cần đánh giá ảnh hưởng của thỏa thuận này đối với an toàn nguồn cung năng lượng.

Thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Nga và Hungary được ký kết vào thời điểm châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 và mùa Đông đang đến gần. (AFP)

* Anh đang xem xét khả năng gia nhập Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) sau hội đàm giữa Thủ tướng nước này Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Tham gia USMCA sẽ giúp Anh tiếp cận các ưu đãi thuế quan. (AFP)

* Ngày 25/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết Pháp sẽ tăng viện trợ vaccine ngừa Covid-19 cho các nước nghèo lên hơn 120 triệu liều. Ông Macron cho rằng: “Tại châu Phi, mới chỉ có 3% dân số được tiêm - chúng ta cần phải hành động khẩn trương hơn, mạnh mẽ hơn. Pháp cam kết tăng gấp đôi lượng vaccine viện trợ”.

Theo thống kê chính thức, lượng vaccine dành cho hơn 1,3 tỷ người tại 53 nước châu Phi tương ứng với tỷ lệ 10 liều/100 người dân. Trong khi đó, 368 triệu người tại Mỹ và Canada có lượng vaccine tương ứng với 120 liều/100 người. (AFP)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 24/9 đánh giá tiêu cực về xuất khẩu và sản xuất trong bối cảnh các nhà máy ở châu Á ngừng hoạt động gây ra đứt gãy nguồn cung. Tuy nhiên, BOJ cũng duy trì nhận định lạc quan khi cho rằng tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ sẽ giúp nền kinh tế phục hồi đúng hướng. (Reuters)

* Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc đang gia tăng nhanh chóng và ước tính sẽ vượt 4.000 tỷ Won (3,4 tỷ USD) trong năm 2022. Hàn Quốc đang triển khai nhiều dự án ODA tại các quốc gia đang phát triển trong các lĩnh vực: Phát triển nông thôn, xây dựng bệnh viện, khôi phục các di sản văn hóa... (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 22/9, trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực mới công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á năm 2021 là 7,1% (giảm 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4), khu vực Đông Nam Á là 3,1% trong năm 2021, (giảm 1,3%), khu vực Thái Bình Dương sẽ suy giảm trưởng âm 0,6%, thay vì tăng trưởng 1,4% như dự báo trước đó. (ADB)

* Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã đệ trình Hạ viện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 12 (12MP) với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình năm 4,5-5,5% và trở thành nước thu nhập cao vào năm 2025 với 57.882 Ringgit/người.

Trong thời gian thực hiện 11MP (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm của Malaysia là 2,7%, thấp hơn mục tiêu đề ra. (The Straits Times)

* Theo báo cáo của ADB công bố hôm 22/9, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay, giảm so với dự báo 4% vào hồi tháng 4/2021.

Bà Sonomi Tanaka, Giám đốc Quốc gia ADB tại Lào cho biết, các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19 đã làm giảm sản lượng của ngành công nghiệp và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành thương mại bán lẻ, vận tải và dịch vụ du lịch. (ADB)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/9): Nga phục hồi nhanh hơn dự kiến, FDI không ngừng chảy vào Trung Quốc, Phố Wall sợ 'bom nợ' Evergrande

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (17-23/9): Nga phục hồi nhanh hơn dự kiến, FDI không ngừng chảy vào Trung Quốc, Phố Wall sợ 'bom nợ' Evergrande

Nga phục hồi nhanh hơn dự kiến, OECD hạ triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2021, Mỹ nói Moscow muốn đẩy nhanh vận ...

UNCTAD: Năm 2021, kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức cao nhất trong gần 5 thập kỷ

UNCTAD: Năm 2021, kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức cao nhất trong gần 5 thập kỷ

Ngày 16/9, trong một báo cáo, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ ...

Đọc thêm

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi hôm nay 30/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động