Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ

Chu Văn
Mỹ chỉ trích kế hoạch “Made in China 2025” có thể làm trầm trọng thêm sự méo mó của thị trường; Mỹ sẽ sớm đưa ra cam kết mới về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính;EU dự kiến triển khai "chứng chỉ kỹ thuật số du lịch"; Ấn Độ và Mỹ nhất trí đổi mới quan hệ đối tác năng lượng chiến lược... là các tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ chỉ trích kế hoạch Made in China 2025

Kinh tế thế giới tuần qua 2-7/4

Kế hoạch 5 năm đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris

Ngân hàng Thế giới (WB) đang hoàn thiện kế hoạch hành động 5 năm trong giai đoạn tới về chống biến đổi khí hậu, trước sức ép ngày càng tăng từ Mỹ, Anh và các quốc gia khác nhằm chấm dứt việc cấp vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch phát thải cao. Để đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris, các khoản đầu tư trị giá hàng nghìn tỷ USD cần nhanh chóng chuyển khỏi các dự án đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng và mở rộng năng lượng tái tạo cùng với công nghệ sản xuất và vận chuyển phát thải thấp. (Reuters)

Thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 8% trong năm 2021

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo, thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 8% trong năm 2021, đồng thời nhấn mạnh đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 sẽ còn phụ thuộc vào tiến trình triển khai tiêm vắc-xin. Theo WTO, dù sự phục hồi trong năm nay sẽ tốt hơn dự đoán, nhưng tăng trưởng kinh tế được cho là sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2022. Tổ chức này cảnh báo tác động của cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 sẽ tiếp tục hiển hiện, khi hoạt động thương mại toàn cầu vẫn ở dưới mức trước đại dịch. (WTO)


Mỹ-Trung Quốc

Báo cáo dự báo rào cản thương mại nước ngoài năm 2021 do Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Chi Tai công bố ngày 31/3 cho thấy, chiến lược “Made in China 2025” có thể làm trầm trọng thêm sự méo mó của thị trường, đồng thời tạo ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất nghiêm trọng trong nhiều ngành công nghiệp mục tiêu. Điều này có thể gây thiệt hại lâu dài đối với lợi ích của Mỹ, do các công ty nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc đã gia tăng thị phần trên thị trường, làm tổn hại lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong những lĩnh vực này. (Bloomberg)


Mỹ-Nhật Bản

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, Mỹ đang tìm cách loại bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác của Nhật Bản ảnh hưởng đến các sản phẩm của Mỹ. USTR tiết lộ, Mỹ sẽ hối thúc Nhật Bản dỡ bỏ các rào cản đối với hàng hóa của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm đang phải chịu mức thuế cao như da giày, hệ thống nhập khẩu gạo "được quản lý chặt chẽ và không minh bạch", cũng như những trở ngại trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Báo cáo của USTR nhấn mạnh Mỹ và Nhật Bản sẽ thảo luận thường xuyên nhằm rà soát việc triển khai thỏa thuận thương mại, vốn có hiệu lực từ tháng 1/2020 và giải quyết những vấn đề nổi cộm về thương mại giữa hai nước. (Reuters)


Kinh tế Mỹ

Đặc phái viên của Mỹ về khí hậu John Kerry cho biết, Mỹ sẽ sớm đưa ra cam kết mới về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Phát biểu tại cuộc họp do Cơ quan năng lượng quốc tế tổ chức tại Paris, ông Kerry nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố các khoản đầu tư hàng nghìn tỷ USD để thúc đẩy kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Các khoản đóng góp do quốc gia tự quyết định là biện pháp mà các quốc gia đưa ra để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris, nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức khoảng 1,5°C. Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào Ngày Trái Đất 22/4. (WSJ)


Kinh tế Trung Quốc

Theo số liệu do Liên đoàn logistics Trung Quốc (CFLP) công bố ngày 2/4, chỉ số phát triển ngành logistics Trung Quốc trong tháng 3/2021 đạt 54,9%, tăng 5,1 điểm phần trăm so với tháng 2/2021; chỉ số kho bãi đạt 52,7%, tăng 3,8 điểm phần trăm so với 2/2021. Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này phản ánh nền kinh tế Trung Quốc đang tiếp tục chiều hướng tốt lên, qua đó thúc đẩy toàn bộ ngành logistics hoạt động sôi động hơn. Về triển vọng trong thời gian tới, trong tháng 3/2021, chỉ số đơn hàng mới đạt 54,1%, chỉ số kỳ vọng đạt 62,6% cho thấy hoạt động của ngành logistics sẽ tiếp tục duy trì xu thế phát triển. (THX)

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, trong đó có việc thành lập quỹ đầu tư 29 tỷ USD. Năm 2020, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách mang tính đột phá nhằm khuyến khích đầu tư, nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. Mới đây, Trung Quốc tuyên bố giảm thuế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa. Theo giới phân tích, đây có thể là sự khởi đầu của quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn toàn cầu. (People's Daily)


Kinh tế châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến triển khai chứng chỉ kỹ thuật số “du lịch” vào mùa Hè năm nay nhằm bảo đảm việc đi lại an toàn trong mỗi nước và giữa các thành viên của EU. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas cho biết chứng chỉ trên có 3 thành tố gồm chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc chứng minh có miễn dịch sau khi đã mắc Covid-19. EC đưa ra đề xuất về chứng chỉ xanh kỹ thuật số trong bối cảnh chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của khu vực này triển khai rất chậm so với kế hoạch dự kiến. Tuy nhiên, EU kỳ vọng 27 quốc gia thành viên sẽ nhất trí với đề xuất về triển khai chứng chỉ nhằm đưa vào triển khai trong vòng một vài tháng tới. (AFP)

Số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng - thước đo lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trong tháng 3/2021 do giá năng lượng bất ngờ nhảy vọt và hoạt động kinh tế khởi sắc bất chấp tác động của đại dịch Covid-19. Theo Eurostat, trong tháng 3 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone đạt 1,3%, tăng so với mức 0,9% của tháng trước đó. Lạm phát tăng chủ yếu do giá năng lượng tăng sau nhiều tháng giảm. Tuy nhiên, Eurostat cho rằng nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu hiện vẫn còn yếu và lạm phát cơ bản không tính một số mặt hàng dễ biến động giá như lương thực và năng lượng giảm trong tháng 2. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định giá tiêu dùng tăng là hệ quả của "các yếu tố tạm thời" chủ yếu liên quan đến đại dịch Covid-19, do đó ngân hàng này sẽ không sớm thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay. (Europa.eu)

Anh dự kiến sẽ mở cửa lại nền kinh tế và khởi động lại hoạt động du lịch vào ngày 5/4. Thủ tướng Johnson sẽ đưa ra bản cập nhật kế hoạch nhằm giảm bớt các hạn chế chống dịch trong những tháng tới. Theo dự kiến, ông Johnson xác nhận các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu, dịch vụ nghỉ dưỡng có hoạt động ngoài trời và tiệm làm tóc có thể mở cửa trở lại vào ngày 12/4 tại Anh. Đồng thời, ông cũng cung cấp thêm thông tin chi tiết về chương trình "hộ chiếu vaccine" và du lịch quốc tế. Giới quan sát cho biết nước Anh đang trên đà phục hồi sau khi triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer cho hơn một nửa dân số của nước này. (Reuters)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo báo cáo khảo sát ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp sản xuất lớn của nước này là +5 điểm, ghi nhận đà tăng quý thứ 3 liên tiếp.

Cuộc khảo sát được BoJ thực hiện với 9.500 doanh nghiệp Nhật Bản trong vòng 3 tháng gần nhất để xác định chỉ số niềm tin của giới doanh nghiệp dựa trên “tỷ lệ đánh giá tốt” trừ đi “tỷ lệ đánh giá xấu”. Riêng đối với thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba, BoJ chỉ thực hiện khảo sát từ cuối tháng Hai đến hết tháng Ba, tức là sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp. Chính phủ Nhật Bản hiện nay đang đứng trước bài toán nan giải để vực dậy ngành dịch vụ trong bối cảnh nguy cơ bùng phát làn sóng thứ tư” của dịch Covid-19 đang gia tăng và tác động của quy định hạn chế người nước ngoài đến Nhật Bản trong thời gian tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo. (Tokyo News)

Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2021 đạt 53,83 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 50 tỷ USD trong năm nay, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tăng là do đà tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của các mặt hàng chủ lực như chíp bán dẫn, ô tô, và các hàng hóa khác như dệt may, chế phẩm dầu mỏ. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc tháng 3/2021 đạt 49,65 tỷ USD. Do đó, cán cân thương mại của Hàn Quốc trong tháng 3/2021 thặng dư 4,17 tỷ USD. (Yonhap)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Bộ Công Thương Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Theo Hiệp định, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi từ UKVFTA và để hưởng ưu đãi thuế quan UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu phù hợp quy định của nước thành viên đó. (Vietnamplus)

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu và tâm lý các nhà đầu tư, việc phát hành sukuk (trái phiếu Hồi giáo) toàn cầu tăng 16,8%, đạt 152,6 tỷ USD năm 2020 so với 130,6 tỷ USD năm 2019. Theo tập đoàn xếp hạng tín dụng RAM Ratings, Malaysia tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu khi chiếm 39,2% thị trường, tiếp theo là Saudi Arabia với 20,4% và Indonesia ở vị trí thứ 3 với 17,5% thị trường. Trong báo cáo mới nhất về thị trường sukuk, RAM Ratings cho biết trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 đã chứng kiến các đợt phát hành ổn định sukuk từ các nền kinh tế Hồi giáo nhằm tài trợ cho các gói kích thích kinh tế, khôi phục sản xuất. RAM Ratings nhận định chính sách tiền tệ hỗ trợ và chi tiêu chính phủ mạnh mẽ là chìa khóa thúc đẩy kinh tế trong nước. (The Star)

Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết, chính phủ đang đặt mục tiêu sản xuất 600.000 ô tô điện và 2,45 triệu xe máy chạy bằng pin vào năm 2030. Việc sản xuất xe chạy bằng pin hy vọng có thể giảm 2,7 triệu tấn khí thải CO2 từ ô tô và 1,1 triệu tấn từ xe máy. Theo ông Agus để thúc đẩy sản xuất xe điện chạy bằng pin, chính phủ đang cung cấp các biện pháp khuyến khích tài chính và phi tài khóa cho người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất. (Jakarta Post)

Đồng baht của Thái Lan trở thành đồng tiền mất giá nhất trong số các đồng tiền giao dịch phổ biến ở Đông Nam Á trong quý I/2021. Theo hãng nghiên cứu Refinitiv, đồng baht mất 4% giá trị so với đồng USD, mức sụt giảm cao trong khu vực Đông Nam Á vốn cũng ghi nhận sự mất giá của nhiều đồng tiền khác. Các yếu tố nền tảng yếu kém của nền kinh tế Thái Lan đã dẫn đến sự mất giá của đồng baht. Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, tài khoản vãng lai của nước này trong quý IV/2020 “rơi vào” tình trạng thâm hụt lần đầu tiên kể từ quý III/2014. (Thailand News)

Ấn Độ và Mỹ đã nhất trí đổi mới quan hệ đối tác năng lượng chiến lược giữa hai nước để tập trung tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng sạch hơn như nhiên liệu sinh học và sản xuất hydro. Theo một tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ ngày 29/3 sau cuộc họp trực tuyến giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm, hai bên đã đánh giá về Hợp tác năng lượng chiến lược Ấn Độ-Mỹ (SEP), nhất trí sẽ đổi mới SEP song phương để phản ánh các ưu tiên mới của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó tập trung vào thúc đẩy năng lượng sạch bằng các mô hình carbon thấp và đẩy mạnh hợp tác về năng lượng xanh.(India Times)

Giá cao su hôm nay 7/4: Nhật Bản, Trung Quốc quay đầu giảm, giá dầu đang gây áp lực lên giá cao su
Giá vàng hôm nay 7/4: Cú nhảy vọt, giá vàng lại áp sát ngưỡng 1.750 USD, cách giới đầu tư lướt sóng?
Giá cà phê hôm nay 7/4: Giá bật tăng mạnh, khối lượng giao dịch khủng, chờ bứt phá trong nước
Giá dầu: Đảo lộn và siêu chu kỳ mới?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (26/3-1/4): Kênh đào Suez hết nghẽn chuỗi cung ứng vẫn khủng hoảng, Bắc Kinh có thể chấm dứt FTA với châu Âu
TIN LIÊN QUAN

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều qua (25/4).
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không cần tính toán?
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động