Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (4/12-10/12): Bắc Kinh ngỏ ý tái khởi động quan hệ với Mỹ, Tổng thống đắc cử Joe Biden dự báo về 'mùa Đông đen tối'

Chu Văn
TGVN. Hơn 1 tỷ người có thể rơi vào đòi nghèo cùng cực vào năm 2030 do hậu quả của dịch Covid-19, Tổng thống đắc cử Joe Biden dự báo về một 'mùa Đông đen tối', Bắc Kinh ngỏ ý khởi động lại quan hệ với Mỹ, EU chuẩn bị tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế... là tin kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

80% khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra sẽ tồn tại trong hơn một thập kỷ

Một nghiên cứu từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra viễn cảnh "thiệt hại nghiêm trọng", đồng nghĩa rằng quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài.

Báo cáo dự báo, 80% khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ tồn tại trong hơn một thập kỷ, làm đình trệ quỹ đạo tăng trưởng toàn cầu trước đại dịch. Trong đó, tổng số người bị đẩy vào tình trạng đói nghèo cùng cực vì Covid-19 trên toàn cầu có thể lên tới con số hơn 1 tỷ vào năm 2030, tăng 44 triệu người so với dự báo quỹ đạo phát triển của thế giới trước đại dịch. Tuy nhiên, theo UNDP, các chính phủ vẫn còn cơ hội tăng cường đầu tư, không chỉ giúp người dân phục hồi sau đại dịch mà còn ngăn chặn được sự trỗi dậy của đói nghèo và thiết lập lại đường hướng phát triển, đưa thế giới đến một "tương lai bền vững, công bằng hơn". (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (4/12-10/12): Tổng thống đắc cử Mỹ dự báo về 'mùa đông đen tối'

Mỹ-Trung Quốc

Trong một bài phát biểu thông qua video tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung ngày 7/12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng khởi động lại mối quan hệ với Mỹ. Ông Nghị tuyên bố, hai nước đang ở "thời điểm lịch sử quan trọng" sau một năm căng thẳng leo thang.

Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh cần trở lại "tính khách quan và hợp lý”. "Chúng ta nên cố gắng khởi động lại đối thoại, đưa quan hệ trở lại đúng hướng và xây dựng lại lòng tin lẫn nhau trong giai đoạn tiếp theo của quan hệ Trung-Mỹ", ông Nghị nói.

Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung, nơi ông Nghị đưa ra phát biểu trên là một tổ chức phi lợi nhuận, đại diện cho lợi ích của hơn 200 công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc. Bài phát biểu của ông Nghị được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Kinh. (CNN)


Ngày 3/12, Ủy ban Quân vụ của Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã trao đổi về Dự luật Ủy quyền Quốc phòng năm tài chính 2021, trong đó có các chương trình giúp ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đối phó với Trung Quốc.

Một trong các biện pháp là lập một quỹ đa phương với các đồng minh để hỗ trợ chuỗi cung ứng bán dẫn và cung cấp thêm nguồn vốn liên bang nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành bán dẫn trong nước. Dự luật này cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng khuyến khích phát triển vi điện tử và Bộ Thương mại thành lập Trung tâm Công nghệ Bán dẫn Quốc gia. Theo đó, việc tham gia vào Quỹ sẽ chỉ hạn chế đối với các quốc gia có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc. Ngoài nhắm vào Trung Quốc, Quỹ sẽ “hỗ trợ phát triển và áp dụng các chất bán dẫn và chuỗi cung ứng chất bán dẫn an toàn, gồm cả hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các nước đối tác tham gia vào cơ chế tài trợ chung”. (Inside Trade)


Anh-châu Âu

Anh và Liên minh châu Âu (EU) thống nhất nối lại các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit tại Brussels sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Hai bên nhất trí thực hiện nỗ lực cuối cùng để hoàn tất một thỏa thuận trước khi giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc vào ngày 31/12. Trước đó, các đoàn đàm phán của Anh và EU gặp bế tắc và buộc phải tạm dừng các cuộc đàm phán vào cuối ngày 4/12.

Theo một tuyên bố chung giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, hai bên tiếp tục có "những khác biệt đáng kể" về một số vấn đề quan trọng mà từ lâu đã làm đình trệ tiến độ đàm phán. Hai bên đồng ý rằng các nhóm đàm phán cần phải nỗ lực hơn nữa để đánh giá về việc liệu có thể được giải quyết những bất đồng hay không.

Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận sẽ có một cái kết tồi trong bối cảnh nền kinh tế Anh và EU đều đang chịu những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Các nhà quan sát đã cảnh báo sự gián đoạn thương mại sâu sắc cho cả hai bên, với những nguy cơ tiềm tàng trong nhiều lĩnh vực. (Reuters)


Kinh tế Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết, Báo cáo về việc làm ngày 4/12 đã dự báo một "mùa Đông đen tối" và đòi hỏi "hành động khẩn cấp" từ đương kim Tổng thống Donald Trump và Quốc hội, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang mất kiểm soát trên khắp nước Mỹ và người dân phải đối mặt với việc cắt giảm phúc lợi nếu Quốc hội không thông qua một dự luật kích thích mới.

Theo đó, trong tháng 11, thị trường lao động Mỹ đã có thêm 245.000 việc làm, con số này thấp hơn nhiều so với mức 440.000 việc làm mà các nhà kinh tế mong đợi và giảm mạnh so với con số 610.000 việc làm được báo cáo vào tháng 10. Ông Biden cũng lưu ý rằng, báo cáo việc làm này đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình tháng 11, là thời điểm trước khi gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 và tử vong vào tháng 12. (CNBC)


Kinh tế Trung Quốc

Ngày 4/12, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020, các Khu thí điểm thương mại tự do (FTZ) đóng vai trò quan trọng trong ổn định ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của 18 FTZ thành lập trước năm 2020 đạt 3,8 nghìn tỷ NDT (357,5 tỷ USD), chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; giải ngân FDI đạt 131,01 tỷ NDT (19,85 4 tỷ USD), chiếm 16,4% cả nước. Trong đó, các khu thương mại tự do thí điểm Hải Nam, Phúc Kiến và Thượng Hải có mức giải ngân FDI tăng cao, lần lượt tăng 49,8%, 46,5% và 39,4% so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 10 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 3.725,78 tỷ NDT (khoảng 564,5 tỷ USD), giảm 16,1% so với cùng kỳ 2019. (Xinhua News)

Diễn đàn Kinh tế vĩ mô Trung Quốc (CMF) đã công bố “Báo cáo phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô Trung Quốc 2020-2021”.

Theo đó, trong năm 2021, các chỉ số vĩ mô của kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi một cách toàn diện, kinh tế Trung Quốc có xu hướng “cao về tổng thể, giảm dần theo từng quý”, dự kiến tốc độ tăng trưởng trong quý 1/2021 sẽ đạt 11,4%, giảm dần và đạt 5,4% trong quý 4/2021, GDP năm 2021 đạt 8,1%. Ngoài ra, trong năm 2021, cung và cầu sẽ tiếp tục được cải thiện, đồng thời có xu hướng cân bằng. (CCTV)


Châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chuẩn bị tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế cho Khu vực đồng tiền euro (Eurozone) tại cuộc họp cuối cùng của năm 2020 vào ngày 10/12, giữa lúc nền kinh tế khu vực đang vật lộn với làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19.

ECB cũng sẽ công bố các dự báo kinh tế mới có khả năng được điều chỉnh giảm sau khi sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19 buộc các chính phủ phải áp dụng chính sách đóng cửa mới trên khắp châu Âu. Các nhà phân tích dự báo Hội đồng điều hành ECB sẽ bổ sung thêm 500 tỷ euro (600 tỷ USD) vào chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) trị giá 1.350 tỷ euro và gia hạn chương trình này cho đến tháng 6/2021. PEPP được áp dụng nhằm giữ chi phí đi vay ở mức thấp, qua đó khuyến khích hoạt động chi tiêu, đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (AFP)

Trong bối cảnh các khoản hỗ trợ nền kinh tế đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19 ngày càng lớn, Thủ tướng Đức đã hối thúc chính phủ liên bang và chính quyền các bang cũng như các thành phố phối hợp hành động, trong đó nêu rõ chính phủ, các bang và các thành phố phải hợp tác thật hiệu quả và trên tinh thần xây dựng để có thể đối phó với dịch bệnh và khắc phục các hậu quả.

Thủ tướng Đức Angela Merkel dự báo về mặt tài chính và xã hội, thiệt hại sẽ là rất lớn nếu nhiều công ty sụp đổ và hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp. Do những năm qua, Đức duy trì được ngân sách ổn định nên chính phủ có kế hoạch tung một gói hỗ trợ lớn vào năm 2021. Theo Cục Thống kê và Bộ Tài chính Liên bang Đức, đến tháng 10, chính phủ đã chi 334 tỷ Euro (khoảng 405 tỷ USD) và các bang là 376 tỷ Euro, thâm hụt ngân sách của liên bang khoảng 89 tỷ Euro và của các bang là 32 tỷ Euro.(THX)


Nhật Bản-Hàn Quốc

Ngày 4/12, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Anh, mở đường cho văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhằm đảm bảo tính liên tục của các hoạt động kinh tế song phương sau khi Anh kết thúc giai đoạn chuyển tiếp rời Liên minh châu Âu vào cuối tháng này.

Theo thỏa thuận mới, ô tô Nhật Bản nhập khẩu vào Anh sẽ dần được giảm thuế và sẽ về mức 0% vào năm 2026. Các điều khoản liên quan đến thương mại điện tử và dịch vụ tài chính sẽ hấp dẫn hơn so với thỏa thuận Nhật Bản – EU hiện hành. Ngoài ra, thuế quan của Nhật Bản đối với các sản phẩm nông nghiệp của Anh được giữ ở mức như theo thỏa thuận với EU. Hiệp định này cũng quy định điều khoản chặt chẽ hơn mức hiện tại đối với lĩnh vực thương mại điện tử nhằm hạn chế sự can thiệp của chính phủ hai nước vào hoạt động giao dịch dữ liệu cần thiết về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp. (TG&VN).

Theo dự báo của Viện nghiên cứu Hyundai ngày 6/12, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2021, sau khi chịu tác động suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra.

áo cáo cũng cảnh báo kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ tiếp tục đà đi xuống trong quý I/2021 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 bùng phát trở lại. Do đó, sự phục hồi kinh tế của nước này có thể bị chững lại cho đến nửa cuối năm 2022. Các điều kiện kinh tế có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn, nhưng mức chi tiêu của khu vực tư nhân giảm đã cản trở sự phục hồi kinh tế. Suy thoái kinh tế kéo dài đã làm mất nhiều việc làm trong hầu hết các ngành công nghiệp địa phương và tình hình ngày càng trầm trọng trên thị trường việc làm. Sự ổn định kinh tế của Hàn Quốc phụ thuộc vào tiêu dùng trong nước và xu hướng kinh tế toàn cầu, cũng như lĩnh vực xuất khẩu. (Yonhap)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng của Việt Nam ước tính đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%; tổng mức xuất siêu đạt kỷ lục 20,1 tỷ USD. Xuất siêu dù ở mức rất cao nhưng chủ yếu là do tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong khi xuất khẩu vào EU và một số thị trường như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều giảm từ 3% đến 10%. (TG&VN)

Số liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) cho thấy, ngành du lịch của nước này đang gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lượng khách du lịch nước ngoài đến Indonesia trong tháng 10/2020 mặc dù tăng 4,57% so với tháng 9/2020 lên 158.200 lượt người, nhưng vẫn giảm 88,25% so với cùng kỳ năm 2019. Đại dịch Covid-19 ước đã gây thiệt hại hơn 100 nghìn tỷ Rp (khoảng 7 tỷ USD) cho ngành du lịch của Indoneisa. Dữ liệu thống kê của Hiệp hội nhà hàng và khách sạn Indonesia (PHRI) cho thấy, lĩnh vực dịch vụ ăn uống và lưu trú của Indonesia trong tháng 10/2020 đã giảm 11,86% so với cùng kỳ năm 2019. Khoảng 78,5% người lao động trong lĩnh vực khách sạn tại Indonesia bị sa thải do các khách sạn không có khách du lịch đến lưu trú. (The Bali Times)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê chuẩn khoản vay 70 triệu USD để tăng cường năng lực nông nghiệp cho 6 tỉnh của Campuchia trong việc chế biến các nông sản chủ lực của quốc gia này như sắn, hạt điều, xoài, rau xanh và thịt gà. Theo thông cáo báo chí của ADB, dự án tăng cường chuỗi giá trị năng lực cạnh tranh và nông sản an toàn nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích của 230 hợp tác xã và 50 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại các tỉnh Kampong Cham, Kampong Thom, Oddar Meanchey, Preah Vihear, Siem Reap và Thbong Khmum. (Phnompenh Post)

Phó Thủ tướng Thái Lan Supattanapong Punmeechaow ngày 5/12 cho biết hai định hướng chính của các chính sách kinh tế trong năm tới của Thái Lan là duy trì tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế. Ông Supattanapong nhận định việc duy trì tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 3,5-4% là rất quan trọng. Chính phủ Thái Lan dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi từ mức -6% GDP của năm nay trong vòng 12-18 tháng tới. (Bangkok Post)

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ dưới hình thức mua cổ phần đã vượt qua mốc quan trọng 500 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2020. Điều này đã khẳng định vững chắc vị thế của Ấn Độ như một điểm đến đầu tư chủ chốt và an toàn trên thế giới. Theo số liệu của Cục Xúc tiến công nghiệp và thương mại nội địa (DPIIT) thuộc Bộ Công thương Ấn Độ, dòng FDI vốn cổ phần của Ấn Độ trong giai đoạn trên đạt 500,12 tỷ USD, trong đó có 144,71 tỷ USD (chiếm khoảng 29%) đến từ Mauritius, tiếp theo là khoảng 106 tỷ USD (21%) đến từ Singapore, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản (mỗi nước 7%) và Anh (6%). (Mint)

Giá cà phê hôm nay 10/12: Giá Robusta quay đầu giảm sâu, nhiều khó khăn bủa vây thị trường cuối năm

Giá cà phê hôm nay 10/12: Giá Robusta quay đầu giảm sâu, nhiều khó khăn bủa vây thị trường cuối năm

TGVN. Giá cà phê hôm nay 10/12, trên thị trường trong nước, dao động vào khoảng từ 31.000 - 31.600 đồng/kg. Trên thế giới cà ...

Giá vàng hôm nay 10/12: Trong nước và thế giới 'đua nhau' trượt giá, vàng có thể giảm tới 50%?

Giá vàng hôm nay 10/12: Trong nước và thế giới 'đua nhau' trượt giá, vàng có thể giảm tới 50%?

TGVN. Giá vàng trong nước và thế giới đã bước sang ngày thứ hai liên tiếp giảm giá. Chuyên gia đặt giả thiết, giá kim ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (27/11-3/12): Tổng thống Trump củng cố lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, Những nơi đói nghèo đáng sợ hơn Covid-19

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (27/11-3/12): Tổng thống Trump củng cố lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, Những nơi đói nghèo đáng sợ hơn Covid-19

TGVN. Tổng thống Trump củng cố lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, quan hệ kinh tế Trung Quốc-Australia căng như dây đàn, có những ...

Đọc thêm

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Tin thế giới 29/3: Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc

Nga gọi nhập ngũ hàng chục nghìn quân, Philippines tuyên bố không khuất phục Bắc Kinh ở Biển Đông, Argentina bắt tàu Trung Quốc
JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

JBIC sẽ ưu tiên cho các dự án chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tanimoto Masayuki, Giám đốc điều hành quốc gia Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Giá vàng thế giới phá kỷ lục, ngân hàng bán tháo USD 'gom hàng'; trong nước tiếp tục bứt phá?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024, thế giới tăng giá như không thể ngăn cản, các ngân hàng trung ương bán tháo USD để mua vàng. Điều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Nga

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng ...
Luồng gió mới của chính trường Senegal

Luồng gió mới của chính trường Senegal

Tân Tổng thống Bassirou Diomaye Faye hứa hẹn định hình lại tương lai ổn định và phát triển của Senegal.
Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền cho hàng chất lượng cao, nông dân khó khăn với nhiều lựa chọn thay thế cây tiêu

Giá tiêu hôm nay 30/3/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động