Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (8-14/1/2021): Mỹ 'làm lành' với châu Âu; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045?

Chu Văn
TGVN. Chính quyền ông Biden cần có cách tiếp cận đa phương trong việc áp đặt luật chơi số; Cần giải pháp toàn cầu về bất đồng thương mại Mỹ-EU; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045; Bão giá thực phẩm toàn cầu... là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed

Kinh tế thế giới tuần qua

Sự phục hồi của một quốc gia phụ thuộc vào việc triển khai vaccine Covid-19

Chuyên gia kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Laurence Boone cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện - mặc dù từ mức thấp. Tổ chức này dự kiến GDP toàn cầu sẽ tăng lên mức trước đại dịch vào cuối năm nay, nhưng cảnh báo, sự phục hồi sẽ không đồng đều ở tất cả các quốc gia.

Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%. OECD nói thêm rằng, các quốc gia phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine có suôn sẻ ra sao. Chuyên gia Boone cũng dự đoán, nợ của các chính phủ sẽ cao hơn và các chính phủ phải tiếp tục chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế ngay cả khi phải linh hoạt hơn trong việc quản lý ngân sách quốc gia. OECD cũng cảnh báo về sự gia tăng bất bình đẳng, trong đó người lao động bị trả lương thấp hơn trong các công việc phi chính thức có nhiều rủi ro nhất. (BBC)


Bão giá thực phẩm toàn cầu

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) hôm 7/1 cho biết, giá lương thực toàn cầu trong năm 2020 đạt mức cao nhất của ba năm qua. Theo FAO, chỉ số giá lương thực tăng 3,1% trong năm 2020 và cao hơn trung bình 2,9 điểm so với năm 2019. Tính riêng trong tháng 12/2020, chỉ số giá lương thực cũng tăng 2,2% so với tháng trước đó và đạt mức trung bình 107,5 điểm, do giá dầu thực vật, sản phẩm sữa, thịt và ngũ cốc tăng vọt. Chỉ số giá dầu thực vật tháng 12/2020 cũng tăng 4,7% so với tháng trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2012. Giá các sản phẩm sữa đã tăng 3,2% trong tháng 12 so với tháng trước. Điều này là vì nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh và những lo ngại về tác động bất lợi của điều kiện thời tiết khô và ấm hơn đối với sản xuất sữa của châu Đại Dương.

FAO cũng lưu ý trong tháng 12/2020, chỉ số giá thịt đã tăng 1,7% và giá ngũ cốc tăng 1,1% so với tháng 11. Chỉ số giá lương thực của FAO là một chỉ số đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của 5 nhóm hàng hóa thực phẩm chính trên thị trường quốc tế, bao gồm: ngũ cốc, thịt, sữa, dầu thực vật và đường. (FAO)


Mỹ-EU

Ngày 8/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo đã hoãn áp thuế nhắm vào một số hàng hóa nhập khẩu từ Pháp, vốn được lên kế hoạch có hiệu lực từ tuần này. USTR viện dẫn việc họ cũng đang điều tra các loại thuế công nghệ tương tự từ một số quốc gia khác.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Chính phủ nước này đã biết về quyết định của phía Mỹ, đồng thời kêu gọi các nước cần đạt được một thỏa thuận toàn cầu về việc đánh thuế những công ty công nghệ lớn như Google và Amazon. Đây là một trong số nhiều tranh chấp thương mại đã ảnh hưởng bất lợi tới mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây. Bộ trưởng Le Maire cũng nhắc đến việc cần có một giải pháp toàn cầu về bất đồng thương mại giữa Mỹ và châu Âu - điều vốn khiến hai bên thua thiệt, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (AP News)


Anh -EU

Ngày 8/1, Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Scotland, Hiệp hội Hải sản Scotland và Tổ chức Sản xuất Cá hồi Scotland đã kêu gọi Chính phủ Anh đàm phán với Brussels để giảm thiểu các quy định xuất khẩu sang EU sau khi gặp phải các rắc rối liên quan đến các quy định thủ tục giấy tờ mới làm gián đoạn khâu vận chuyển hàng hóa kể từ khi Anh rời khỏi EU vào ngày 31/12/2020.

Các Hiệp hội này cho biết sự gián đoạn do Brexit kết hợp với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở lại và việc đóng cửa biên giới Pháp vào tháng trước đã khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể tồn tại trong tháng Một. Các Hiệp hội này cáo buộc Chính phủ Vương quốc Anh đã không đưa ra một “hệ thống khả thi” khi đàm phán Brexit “bất chấp nhiều cảnh báo sẽ có vấn đề”. (Eureporter)


Kinh tế Mỹ

Tổng thống đắc cử Joe Biden cho rằng, người Mỹ cần được trợ giúp về kinh tế nhiều hơn để đối phó với đại dịch Covid-19 và cho biết sẽ đề xuất gói cứu trợ vào ngày 14/1, bao gồm các khoản cứu trợ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương đang phải đối phó với đại dịch, cũng như khoản hỗ trợ mới cho những người bị mất việc làm hoặc không đủ tiền thuê nhà. Ông đã kêu gọi tăng mức lương tối thiểu lên 15 USD/giờ như lời hứa trong chiến dịch tranh cử và phát trực tiếp 2.000 USD hỗ trợ tiền mặt.

Trong dự luật cứu trợ trước đó, Đảng Dân chủ đã đề nghị phát cho người dân số tiền 2.000 USD nhưng Đảng Cộng hòa chỉ đồng ý thông qua mức 600 USD. Hiện nay, Đảng Dân chủ, sau khi có thêm hai ghế thượng viện từ bang Georgia và giữ được quyền kiểm soát Hạ viện sẽ có thể cho phép ông Biden thông qua các dự luật với số tiền chi tiêu lớn hơn. Nhóm chuyển giao của ông Biden cho biết, họ đang xem xét các hành động cứu trợ kinh tế khác, bao gồm việc gia hạn tạm dừng trả nợ cho các khoản vay của sinh viên. Thị trường ngay lập tức đã có phản ứng nhanh chóng thể hiện ở chỉ số chứng khoán tăng và các nhà đầu tư quan tâm đến trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. (TG&VN)


Đánh giá về chiều hướng chính sách kinh tế của Chính quyền mới, Chủ tịch Liên minh Đảng Dân chủ Mới Suzan DelBene cho rằng, Chính quyền ông Biden cần có cách tiếp cận đa phương trong việc áp đặt luật chơi số, xử lý quan hệ thương mại với Trung Quốc và hạn chế tình trạng dư thừa nhôm, thép... thông qua việc tái thiết quan hệ với các nước, nhất là những nước cùng chí hướng.

Về các luật lệ liên quan kinh tế số, bà Suzan đánh giá Mỹ cần ưu tiên đàm phán một khung thỏa thuận thay thế cho Khuôn khổ bảo vệ quyền riêng tư giữa Mỹ với EU và với Thụy Sỹ, một cơ chế tuân thủ các yêu cầu bảo vệ dữ liệu khi chuyển dữ liệu cá nhân từ Liên minh châu Âu và Thụy Sỹ sang Mỹ để hỗ trợ thương mại xuyên Đại Tây Dương, cũng như các khung pháp lý khác nhằm tăng cường bảo mật, nhất là trong đàm phán thương mại điện tử đa phương của Mỹ với hơn 80 quốc gia.

Về quan hệ thương mại với Trung Quốc, bà Suzan cho rằng cần đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được với Trung Quốc nhằm đối phó với các hành vi thương mại không công bằng, thậm chí thao túng thị trường. Bà Suzan cũng cho rằng, việc sửa đổi quy trình loại trừ sản phẩm trong điều khoản 232 về thuế nhôm thép, triển khai thỏa thuận USMCA, sửa đổi và gia hạn Thẩm quyền đàm phán nhanh TPA cũng như có xem xét hướng giải quyết với Hệ thống ưu đãi tổng quát GSP và dự luật thuế quan MTB vốn đã hết hạn vào ngày 31/12 là các ưu tiên quan trọng mà Chính quyền ông Biden cùng với Quốc hội cần sớm đưa vào chương trình nghị sự.


Kinh tế Trung Quốc

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 9/1 đã công bố các quy tắc mới để chống lại các luật và hạn chế “phi lý” do nước ngoài áp đặt đối với các công ty và công dân Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang xấu đi.

Các quy tắc về “áp dụng luật nước ngoài không hợp lý ra ngoài lãnh thổ” đã được đăng trên trang web của Bộ và thiết lập một “cơ chế làm việc” để đánh giá tác động pháp lý của những sự việc như vậy. Theo thông báo, một cá nhân hoặc tổ chức Trung Quốc bị luật pháp nước ngoài hạn chế “tham gia vào hoạt động kinh tế, thương mại bình thường và liên quan với một quốc gia thứ ba hoặc công dân của quốc gia đó” có thể báo cáo với Bộ thương mại trong vòng 30 ngày. Sau đó, bộ phận thương mại sẽ đánh giá vụ việc về khả năng vi phạm luật pháp quốc tế, tác động đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc, cũng như tác động đối với công dân Trung Quốc.

Nếu nhóm công tác của Trung Quốc xác nhận có các biện pháp “phi lý”, họ có thể đưa ra lệnh cấm từ chối việc áp dụng các luật nước ngoài này. Chính phủ Trung Quốc cũng có thể ban hành “các biện pháp đối phó cần thiết” để đáp trả. Bộ thương mại cho biết, các quy tắc nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của người dân và công ty Trung Quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích của đất nước. Các quy định mới được đưa ra trong bối cảnh phản ứng dữ dội đang diễn ra đối với nhiều công ty Trung Quốc từ các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. (Shanghai Daily)


Giáo sư Jing Liu và Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Cheung Kong (CKGSB) nhận định, thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu đợt tăng lớn và bền vững nhất trong thập kỷ qua nhờ việc kiềm chế được dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Ông Liu đánh giá Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra hiệu quả trong ngăn chặn đại dịch và GDP Trung Quốc đã tăng trưởng tích cực từ Quý II/2020, đồng thời Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất có mức tăng trưởng tích cực trong năm qua trên quy mô toàn cầu, qua đó thúc đẩy mối quan tâm đầu tư và niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế.

Ông Liu nói thêm rằng, việc Trung Quốc đang cải cách sâu rộng và mở cửa với việc cải cách thị trường vốn, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cùng với các biện pháp khác, cũng có thể thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư quốc tế. Báo cáo gần đây của CKGSB cho biết, các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường chứng khoán và tổng số nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán trong quý IV/2020 đã tăng 20,3% so với quý trước. Báo cáo cho biết, sự lạc quan của nhà đầu tư đến từ niềm tin của họ vào các yếu tố cơ bản, cũng như các rủi ro có thể kiểm soát được. (BBC)


Kinh tế châu Âu

Các cổ đông của 2 công ty sản xuất ô tô là Fiat Chrysler (Italy-Mỹ) và PSA Peugeot (Pháp) đã thông qua phương án sáp nhập 2 công ty này để tạo ra Stellantis - hãng sản xuất ô tô lớn thứ 4 trên thế giới, nhằm đối phó với những bước tiến công nghệ vượt bậc trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thời gian qua. Stellantis có khả năng sản xuất khoảng 8,7 triệu xe một năm, đứng sau Volkswagen, Toyota và Renault-Nissan và có thể tiết kiệm chi phí lên tới 5 tỷ EUR mỗi năm. Bộ trưởng Kinh tế Italy và Pháp đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh, công ty mới sẽ củng cố vai trò tiên phong của châu Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Động thái này cho thấy, các công ty sản xuất ô tô châu Âu đang cố gắng tăng sức cạnh tranh thông qua cắt giảm chi phí và nâng cao sức mạnh thương hiệu, đồng thời bắt kịp xu hướng sản xuất xe chạy cả hai nhiên liệu hóa thạch và điện, cũng như, xe chạy hoàn toàn bằng điện hiện nay. (CNN)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Theo cuộc khảo sát 35 nhà kinh tế do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản tiến hành, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 3,42% trong năm tài chính 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) sau khi giảm 5,37% trong tài khóa hiện hành (kết thúc vào tháng 3/2021), với hoạt động tiêu dùng dự kiến sẽ khởi sắc khi tác động của đại dịch Covid-19 giảm bớt.

Nếu dự báo trên thành hiện thực, đây sẽ là sự đảo ngược từ mức suy giảm tồi tệ nhất lên mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm tài chính 1995 - thời điểm các số liệu so sánh loại này bắt đầu được công bố. Viện nghiên cứu NLI đã ước tính rằng, việc Thế vận hội bị hoãn lại sẽ chuyển nhu cầu chi tiêu trị giá 2.000 tỷ Yên sang cho năm tài chính 2021. Itochu Research cũng nhận định, việc tổ chức thành công Thế vận hội sẽ không chỉ thúc đẩy chi tiêu cá nhân mà còn củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng của Nhật Bản cho năm 2021 lên 2,3%, viện dẫn rằng, Thế vận hội mùa Hè năm tới sẽ “tạm thời thúc đẩy tiêu dùng”. (Japan Times)

Các cam kết đầu tư FDI vào Hàn Quốc năm 2020 đạt 20,7 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2019 (23,3 tỷ USD) do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu. Vốn đầu tư thực tế vào Hàn Quốc cũng giảm 17% còn 11 tỷ USD. Năm 2020, vốn đầu tư cam kết của Mỹ vào Hàn Quốc đạt 5,3 tỷ USD giảm 22,5%, vốn của EU bao gồm cả Anh giảm 56% còn 4,7 tỷ USD, vốn từ Nhật giảm 50%, trong khi đó vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này lại tăng gấp đôi đạt 1,99 tỷ USD nhờ các hoạt động sản xuất mạnh mẽ.

Hàn Quốc nhận định, năm 2021 còn nhiều khó khăn đối phó với đại dịch Covid-19, cộng thêm chính quyền Mỹ mới và việc Anh rời khỏi EU hoàn toàn, nhưng nước này sẽ thu hút thêm nhiều vốn đầu tư bằng cách tối ưu hóa mạng lưới thương mại tự do. (Yonhap News)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Theo dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 -2030, trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Trong đó, GDP/người giá thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD, năm 2020, GDP/người đã đạt 3.521 USD. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. GDP/người giá thực tế đạt khoảng 7.500 USD. Hướng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (TG&VN)

Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, xuất nhập khẩu (XNK) trong năm 2020 vẫn trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Kim ngạch XNK ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Về XK năm 2021, các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và ASEAN, đang chiếm tới gần 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (TTXVN)


Theo dữ liệu sơ bộ ngày 4/1 của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, GDP quý 4/2020 đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm theo quý lần thứ tư liên tiếp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo đó, tăng trưởng cả năm 2020 của nước này giảm 5,8% so với mức tăng trưởng 0,7% của năm 2019. Đây là chỉ số tăng trưởng tồi tệ nhất của Singapore kể từ khi lập quốc, thấp hơn mức giảm 2,2% được ghi nhận vào năm 1998 trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. (Reuters, Nikkei)


Chính phủ Thái Lan vừa thông qua Kế hoạch chiến lược phát triển nền kinh tế sinh học, tuần hoàn và xanh (BCG) trong giai đoạn 2021-2026, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong 5 năm tới.

Chiến lược phát triển quốc gia theo mô hình BCG này được thông qua tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban BCG do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì hôm 13/1 và sẽ được đưa vào chương trình nghị sự phát triển quốc gia. Kế hoạch chiến lược BCG của Thái Lan bao gồm 4 lĩnh vực là nông nghiệp và thực phẩm; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế; năng lượng và hóa sinh; du lịch và nền kinh tế sáng tạo. Theo Thủ tướng Prayut, Chính phủ Thái Lan đồng ý đưa BCG vào chương trình nghị sự quốc gia để tăng tốc phát triển vì các ngành này có thể tăng giá trị của nông sản và BCG là một phần của xu hướng phát triển toàn cầu. (TTXVN)


Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan, ngày 13/1 trong buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Indonesia và Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu công nghiệp đối tác song song nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế hơn nữa giữa hai nước.

Bộ trưởng Luhut Pandjaitan cho biết, khái niệm về các khu công nghiệp đối tác song song là sáng kiến và đề xuất của chính quyền tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trước mắt khái niệm này sẽ hướng tới xây dựng một khuôn khổ hợp tác giữa các khu công nghiệp Yuanhong và Aviarna của Trung Quốc với khu công nghiệp Bintang của Indonesia. Việc hiện thực hóa và phát triển này nhằm mục đích tạo ra một mô hình mới cho sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa giữa Indonesia và Trung Quốc.

Nhìn rộng ra, Indonesia và Trung Quốc đang xây dựng một mô hình công nghiệp mới giữa Indonesia và Trung Quốc, tạo ra những cơ sở hợp tác hiệu quả cho lĩnh vực thương mại và đầu tư hai chiều, đồng thời tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Giá vàng hôm nay 14/1: Thế giới giao dịch quanh mức 1.850 USD/ounce, chuyên gia khuyến nghị gom vàng

Giá vàng hôm nay 14/1: Thế giới giao dịch quanh mức 1.850 USD/ounce, chuyên gia khuyến nghị gom vàng

TGVN. Giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 1.850 USD/ounce và giới chuyên gia nhận định, hãy giành lấy vàng ở thời ...

Giá cà phê hôm nay 14/1: Bật tăng mạnh, chuỗi ngày giảm chấm dứt? Lý do khiến giá hồ tiêu khó tăng cao

Giá cà phê hôm nay 14/1: Bật tăng mạnh, chuỗi ngày giảm chấm dứt? Lý do khiến giá hồ tiêu khó tăng cao

TGVN. Giá cả phê bất ngờ tăng mạnh trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, nhưng độ bền của thị trường chưa được đánh ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (1-7/1/2021): Tiền ảo tăng tốc bất ngờ, Mỹ-EU leo thang căng thẳng, Việt Nam bắt đầu mua gạo Ấn Độ

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (1-7/1/2021): Tiền ảo tăng tốc bất ngờ, Mỹ-EU leo thang căng thẳng, Việt Nam bắt đầu mua gạo Ấn Độ

TGVN. Tiền ảo tăng tốc bất ngờ; Mỹ tiếp tục áp thuế với nhiều mặt hàng của EU; Việt Nam - nước xuất khẩu gạo ...

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động