Kinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Phan Thanh
Bất chấp những dự đoán ảm đạm, nền kinh tế toàn cầu vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể, với tăng trưởng ổn định và lạm phát chậm lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
IMF kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 lần lượt là 3,2% và 3,3%. (Nguồn: Business Standard)
IMF kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 lần lượt là 3,2% và 3,3%. (Nguồn: Business Standard)

Tuy nhiên, đây là một hành trình đầy biến động, bắt đầu với sự gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực do xung đột Nga-Ukraine gây ra, lạm phát tăng đột biến, tiếp theo là chính sách tiền tệ thắt chặt đồng loạt trên toàn cầu và tăng trưởng kinh tế thế giới chạm đáy vào cuối năm 2022.

Đối mặt với “gió ngược”

Báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế thế giới mới nhất (7/2024), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giữ nguyên kỳ vọng GDP toàn cầu năm 2024 và 2025 ổn định - lần lượt là 3,2% và 3,3%, nhưng sự khác biệt về động lực tăng trưởng giữa các nền kinh tế đã thu hẹp đáng kể.

Các chuyên gia IMF nhận định, kinh tế thế giới năm 2024 đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên. Kể từ đầu năm 2024, kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều cú sốc như căng thẳng địa chính trị leo thang, lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt…

Tuy nhiên, các nền kinh tế đã đứng vững, cho thấy sự thích ứng tốt trong bối cảnh các “cơn gió ngược” dồn dập ập tới. Theo đó, năm 2024 đánh dấu hoạt động kinh tế khởi sắc trên toàn cầu, “hoạt động thương mại thế giới đã tăng lên vào đầu năm, được thúc đẩy bởi xuất khẩu mạnh mẽ từ châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ”, theo nhận định của IMF.

Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động này.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới điều chỉnh lên 5% do tiêu dùng tư nhân phục hồi và xuất khẩu mạnh, dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi suy thoái trong lĩnh vực bất động sản.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ dự kiến đạt 7%, do triển vọng tiêu dùng tốt hơn và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất.

Khu vực đồng Euro (Eurozone) cho thấy những dấu hiệu phục hồi, trong đó, diễn biến khả quan là tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được giữ ở mức thấp kỷ lục. Nền kinh tế khu vực đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến là 0,3% trong quý đầu tiên của năm 2024.

Tuy nhiên, trong khi nhiều nước chứng kiến mức tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong sáu tháng đầu năm, các chuyên gia IMF đã lưu ý trường hợp hai nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Nhật Bản.

Cụ thể, dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm 2024 đã bị hạ xuống còn 2,6%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng Tư.

Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến tăng trưởng ít hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, đạt 0,7% trong năm nay. Theo IMF, nguyên nhân chủ yếu là do gián đoạn nguồn cung tạm thời và đầu tư tư nhân yếu.

Tương lai không màu hồng

Nhìn chung, về tổng thể, rủi ro đối với triển vọng kinh tế năm 2024 vẫn tương đối cân bằng, tuy nhiên, một số rủi ro ngắn hạn đã xuất hiện trở lại. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố tháng 6/2024, các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) đặc biệt nhấn mạnh ba rủi ro, liên quan lạm phát, lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị.

Theo đó, khả năng leo thang xung đột ở Trung Đông, căng thẳng Nga-Ukraine là nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, gây sức ép lên các thị trường, đẩy giá dầu và chi phí vận chuyển lên cao hơn. Trong đó, Vùng Vịnh là nguồn cung dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, chiếm khoảng 48% trữ lượng và 33% sản lượng dầu của toàn cầu. Nếu sự gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông xảy ra sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến nhiều nền kinh tế.

Theo các chuyên gia WB, xung đột leo thang cũng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng đến nhu cầu và giám tiếp cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, liên quan vấn đề lãi suất cao, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ như được dự báo vào cuối năm 2023 gần như đã lắng xuống trong thời gian gần đây, khi các ngân hàng trung ương lớn đối mặt với thực tế là lạm phát dai dẳng hơn dự kiến.

Chuyên gia kinh tế Ayhan Kose của WB nhận định, lạm phát lõi vẫn tương đối cao và có thể tiếp tục duy trì như vậy. Điều này sẽ khiến các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn trì hoãn cắt giảm lãi suất. Các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục bị thắt chặt. Ngay cả với những ngân hàng trung ương lớn đã hạ lãi suất như ECB, dư địa để tiếp tục cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm cũng không nhiều.

Ngoài ra, một thách thức lớn khác là căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng, ngoài “cặp đôi” Mỹ - Trung, đã nổi lên các vấn đề giữa Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU)… Washington hồi tháng 5/2024 đã tuyên bố tăng thuế đối với 18 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tiếp đó, đến lượt EU tuyên bố áp dụng các mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các động thái này nhiều khả năng sẽ kéo theo các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc.

Các nhà phân tích của IMF nhận định, sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại, đặc biệt là giữa bộ ba Mỹ, Trung Quốc và EU có thể là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi của kinh tế thế giới, gây tổn hại lớn cho kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp xấu nhất, xung đột thương mại có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại tới 7% GDP.

Trong khi đó, các chuyên gia WB cảnh báo, căng thẳng thương mại leo thang cũng có thể làm tăng rủi ro lạm phát trong ngắn hạn, vì đẩy chi phí hàng hóa nhập khẩu lên cao. Lạm phát cao hơn có thể làm tăng khả năng lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, làm gia tăng rủi ro tài chính.

Cuối cùng, giới phân tích cũng lo ngại, chao đảo chính sách tiềm tàng bắt nguồn từ các cuộc bầu cử trong năm nay có thể lan truyền tác động tiêu cực sang phần còn lại của thế giới, kéo theo các rủi ro bào mòn tài khóa và nguy cơ nợ nần, dẫn đến xu hướng hình thành chủ nghĩa bảo hộ.

Với quan điểm thận trọng, Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu dường như đang dần ổn định sau hàng loạt tác động của đại dịch Covid-19, xung đột quân sự, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ… song cần lường trước mọi biến cố trên hành trình đầy biến động này, bởi mức tăng trưởng hiện nay vẫn thấp hơn so với trước năm 2020.

Ấn Độ: Cường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Ấn Độ: Cường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Thủ tướng Narendra Modi tự tin Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong năm năm tới, ngay trong ...

Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035

Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035

Trung Quốc được cho là sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, sau khi nâng cấp hầu hết các ...

Thị trường lao động kiên cường, thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng vượt kỳ vọng

Thị trường lao động kiên cường, thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng vượt kỳ vọng

Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2024, giữa lúc lạm phát lắng xuống. Thị trường hiện vẫn giữ nguyên ...

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng vọt 51%, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm ...

Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế

Chuyên gia: Vị thế 'công xưởng thế giới' của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng ...

Đọc thêm

Đảm bảo công tác an ninh ở mức độ cao nhất, sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025

Đảm bảo công tác an ninh ở mức độ cao nhất, sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025

Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong đồng hành với cộng đồng quốc tế triển khai các mục tiêu phát triển ...
Mẹo tránh đổ mồ hôi lưng khi lái xe ô tô vào mùa Hè

Mẹo tránh đổ mồ hôi lưng khi lái xe ô tô vào mùa Hè

Đổ mồ hôi lưng là tình trạng phổ biến khi lái xe ô tô và vật liệu bọc ghế ngồi cũng có thể là nguyên nhân khiến lưng của bạn ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí ...
Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Dortmund vs Barca: Cẩn tắc vô ưu

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Dortmund vs Barca: Cẩn tắc vô ưu

Nhận định trận đấu Dortmund vs Barca tại lượt về vòng tứ kết Champions League, được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 16/4.
Việt Nam và Cuba đẩy mạnh hợp tác qua chuyến thăm ý nghĩa

Việt Nam và Cuba đẩy mạnh hợp tác qua chuyến thăm ý nghĩa

Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận dẫn đầu đã thực hiện chuyến thăm Cuba, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa ...
Top 4 xe bán tải bán chạy nhất tháng 3/2025: Ford Ranger tiếp tục lập đỉnh

Top 4 xe bán tải bán chạy nhất tháng 3/2025: Ford Ranger tiếp tục lập đỉnh

Bảng xếp hạng top 4 xe bán tải bán chạy nhất tháng 3/2025, Ford Ranger tiếp tục dẫn đầu phân khúc với doanh số 1.536 chiếc bán ra, xếp thứ ...
Giá nông sản hôm nay 15/4: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, Giá tiêu 'được giá'; Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn thứ hai thế giới

Giá nông sản hôm nay 15/4: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, Giá tiêu 'được giá'; Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn thứ hai thế giới

Giá nông sản hôm nay 15/4: Giá cà phê thế giới tăng mạnh, Giá tiêu 'được giá'; Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn thứ hai thế giới.
Tiên phong theo đuổi chuyển đổi xanh, nâng hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với thế giới

Tiên phong theo đuổi chuyển đổi xanh, nâng hình ảnh và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với thế giới

Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội từ chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững.
'Thắp sáng' kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới (kỳ II): Từ hai bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến khu công nghiệp sinh thái tiên phong

'Thắp sáng' kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới (kỳ II): Từ hai bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến khu công nghiệp sinh thái tiên phong

Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn, được lấy cảm hứng từ hai bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Giá nông sản hôm nay 14/4: Giá cà phê robusta tăng ấn tượng, giá tiêu có dấu hiệu tích cực; sản lượng cà phê Việt Nam có thể giảm mạnh?

Giá nông sản hôm nay 14/4: Giá cà phê robusta tăng ấn tượng, giá tiêu có dấu hiệu tích cực; sản lượng cà phê Việt Nam có thể giảm mạnh?

Hôm nay 14/4/2025: Giá cà phê robusta tăng ấn tượng, giá tiêu có dấu hiệu tích cực; sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2024/25 có thể giảm mạnh?
Giá xăng dầu hôm nay 13/4: Tuần biến động không ngừng

Giá xăng dầu hôm nay 13/4: Tuần biến động không ngừng

Giá xăng dầu hôm nay 13/4, tuần này, giá dầu biến động không ngừng theo diễn biến thuế quan của Mỹ và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Thắp sáng kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới (kỳ I): Tạo 'tổ' tốt nhất đón thêm 'đại bàng', nối dài hợp tác với P4G

Thắp sáng kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới (kỳ I): Tạo 'tổ' tốt nhất đón thêm 'đại bàng', nối dài hợp tác với P4G

Hành trình phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam diễn ra từ rất sớm. Và P4G sẽ mở ra những cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 4/2025 được kỳ vọng tháo "án treo" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Hãy cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín, một đơn vị năng động, chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của ...
Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Bất động sản thấp tầng có pháp lý vững chắc tại Quy Nhơn đang thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 vừa chính thức được khởi động, đánh dấu chặng đường 11 năm vinh danh những chủ đầu tư và dự án xuất sắc.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục giảm gần mức thấp nhất trong ba năm so với đồng tiền chung châu Âu và đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4 ghi nhận USD chịu áp lực vì cuộc chiến thuế quan và kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Tài chính xanh - Điểm khởi đầu tích cực cho Việt Nam

Số hóa, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh chỉ mới được triển khai và Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các thành viên P4G.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với một đồng tiền của châu Âu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với một đồng tiền của châu Âu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận đồng USD đã giảm so với các đồng tiền chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Mỹ có chính sách hỗ trợ đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Mỹ có chính sách hỗ trợ đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận đồng USD ổn định so với các loại tiền tệ trú ẩn an toàn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: USD 'hoạt động' kém hiệu quả so với các loại tiền tệ khác

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4: USD 'hoạt động' kém hiệu quả so với các loại tiền tệ khác

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/4 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, EUR tăng.
Phiên bản di động