Kinh tế thế giới - viễn cảnh ảm đạm thời Covid-19

Minh Anh
TGVN. Đóng cửa chống đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới đứng trước một cuộc khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo và đà phục hồi chậm hơn so với mong đợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp châu Á nào đang 'hốt bạc' trong mùa Covid-19?
'Bóng ma' Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào 'báo động đỏ'
kinh te the gioi vien canh am dam thoi covid 19
Nền kinh tế vẫn phải loay hoay trong chính quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế. (Nguồn: AP)

Tháng 12/2019, dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, từ đầu năm 2020, bắt đầu lan tới các quốc gia khác và đặc biệt trở nên “nguy hiểm” tại Mỹ và châu Âu, kéo dài và chưa thể dự báo thời điểm kết thúc. Những sự kiện kinh tế khởi đầu cho năm 2020 chính là các biện pháp phong tỏa mà các nền kinh tế không thể không thực hiện nhằm kiểm soát dịch bệnh. Gần như mọi lĩnh vực của kinh tế toàn cầu tê liệt. Dù đến nay, các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cũng đang từng bước mở cửa trở lại, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn kém lạc quan.

Khoảng tối chưa từng thấy

Dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục đẩy toàn cầu vào một môi trường đầy bất trắc. Nhận định chung từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đều rất bi quan về viễn cảnh tăng trưởng của thế giới cho giai đoạn 2020-2021.

Kinh tế toàn cầu sau sáu tháng đầu năm 2020 bị nhận định, đã bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ, tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Covid-19 đã cuốn trôi 12.000 tỷ USD của cải trên thế giới. Trong báo cáo công bố ngày 24/6, IMF đã báo động đại dịch Covid-19 tác động đến tất cả mọi khu vực địa lý trên toàn cầu, khiến GDP của thế giới thấp hơn đến 4,9% so với năm 2019, tai hại hơn cả vụ Lehman Brothers vỡ nợ khiến 0,1% GDP toàn cầu tan biến. Và khác biệt quan trọng là tất cả các đầu máy kinh tế của thế giới khi đó đã không bị đóng băng cùng một lúc như hiện nay.

Nhìn vào các cột trụ kinh tế thế giới, tại Mỹ, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử và rơi vào suy thoái trong tháng Hai, do ảnh hưởng của Covid-19. Nền kinh tế số 1 được dự báo giảm 8% trong năm nay

Trong khi, bức tranh kinh tế châu Âu cũng xuất hiện một loạt khoảng tối chưa từng thấy khi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng ở tất cả các nền kinh tế chủ chốt của châu lục. Nền kinh tế Eurozone đã giảm 3,8% trong quý I/2020 khi hoạt động kinh doanh đình trệ, trở thành mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1995. GDP của 19 nước thành viên Eurozone ước giảm hơn 10%.

Tại Trung Quốc, dịch bệnh đã được kiểm soát song tác động nghiêm trọng về kinh tế đã lộ rõ, dù nền kinh tế này được gọi là một ngoại lệ “may mắn” với dự báo tốc độ tăng trưởng đang từ 6,9% trong năm 2019 rơi xuống còn 1%. GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ tăng 1,3% trong quý II/2020, sau khi ghi nhận mức giảm 6,8% trong quý I/2020, lần suy giảm tăng trưởng lần đầu tiên kể từ năm 1992.

Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015, do nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng trưởng âm hai quý liên tiếp, tất cả các yếu tố từ tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều ghi nhận sự sụt giảm.

Ẩn số và rủi ro

Vào đầu cuộc khủng hoảng, hầu hết mọi người dự đoán sự phục hồi nhanh chóng hình chữ V, không ít chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế chỉ cần một khoảng thời gian ngắn để trở lại bình thường và chỉ sau hai tháng, với những kích thích đủ lớn, nền kinh tế có thể lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, đến nay, đó vẫn là… mong đợi, sự hồi phục hình chữ V có lẽ chỉ là một ảo tưởng. Khó khăn đã len lỏi không chỉ tại những quốc gia thất bại trong xử lý đại dịch, mà cả những quốc gia đã kiểm soát tốt.

Theo phân tích của Project Syndicate, triển vọng của nền kinh tế hiện tại có thể được đánh giá trên hai cấp độ. Ở cấp độ vĩ mô, tiêu dùng sẽ giảm do các hộ gia đình và các doanh nghiệp phải thực hiện cân đối tài chính và thắt lưng buộc bụng; hàng loạt vụ phá sản sẽ diễn ra, tâm lý phòng ngừa rủi ro dịch tái phát sẽ khiến chi tiêu, đầu tư mới sụt giảm.

Ở cấp độ vi mô, việc tránh tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến cả mô hình sản xuất và tiêu thụ thay đổi nhanh chóng, từ đó mang lại sự chuyển đổi cơ cấu rộng hơn.

Một tác động thứ ba, đó là gia tăng bất bình đẳng. Nguyên nhân là các cỗ máy không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có thêm lợi thế so với người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng lao động phổ thông. Trong khi đó, người thu nhập thấp phải dành phần lớn thu nhập cho hàng hóa cơ bản, trái ngược với những người có thu nhập cao.

Ngoài ra, triển vọng phục hồi hiện tại trở nên ảm đạm hơn khi nền kinh tế vẫn phải loay hoay trong chính quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế. Chẳng hạn, Chính sách tiền tệ không thể xử lý được vấn đề thanh khoản, cũng như không thể kích thích nền kinh tế khi lãi suất tại nhiều nền kinh tế trước đó đã gần như bằng 0; Hay rủi ro khi bảo lãnh những doanh nghiệp yếu kém và đã mắc các khoản nợ do chính bản thân họ tạo ra trước dịch Covid-19. Việc hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém như vậy đôi khi lại tạo thêm những “zombie”, từ đó hạn chế sự năng động của nền kinh tế và khả năng phục hồi sau đại dịch. Dịch bệnh có thể còn kéo dài và các chính phủ trong giới hạn ngân quỹ cho phép, cần ưu tiên việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến đúng đối tượng, đúng dự án, đẩy nhanh quá trình hồi phục, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế bền vững.

Các dự báo đến nay tiếp tục bi quan hơn bao giờ, bởi thế giới thực sự đang đứng trước nhiều ẩn số, mà trong đó, ẩn số lớn về virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 vẫn đầy bí ẩn. Chắc chắn các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội từ du lịch, giải trí…đến sản xuất… sẽ không thể hồi phục nhanh chóng. Đó là chưa kể các biện pháp phòng chống vẫn chưa đủ để có thể ngăn chặn nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

TGVN. Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab nhận định, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra ...

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

TGVN. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 2/6 cho rằng, để giảm bớt những tác động gây tổn hại lâu dài từ ...

Nhiều nước công bố 'vaccine' giải cứu nền kinh tế hậu Covid-19

Nhiều nước công bố 'vaccine' giải cứu nền kinh tế hậu Covid-19

TGVN. Để khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, nhiều quốc gia tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao ...

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc dần hồi phục.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ở mức cao
Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.500 – 95.500 đồng/kg.
Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Chiều 18/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình 'Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'.
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Dự án Khu đô thị mới Đông Tăng Long có tổng diện tích lên tới 160ha là một trong những dự án bất động sản hiếm hoi tại TP. HCM rộng lớn và nằm tại ...
Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều, nhưng đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã liên tục 'xô đổ' các mức cao mới và tăng hơn 18% kể từ đầu năm nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3 ghi nhận đồng USD tăng giá nhờ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0951 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá USD tăng nhẹ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tháng 2 tại Mỹ cao hơn dự kiến.
Phiên bản di động