Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh vì xung đột ở Ukraine. (Nguồn: AP) |
Theo các tác giả của nghiên cứu, xung đột ở Ukraine đã gây ra sự gián đoạn của hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến giá năng lượng tăng vọt dẫn tới lạm phát và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Ông Michael Gromling, một trong những tác giả của nghiên cứu cho hay, trong năm 2023, chi phí cho GDP toàn cầu cũng sẽ vẫn ở mức cao. Do triển vọng kinh tế không rõ ràng, chi phí tài chính tăng và chi phí lợi ích đầu tư tăng lên, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang quay lưng lại với các khoản đầu tư mới.
Theo nghiên cứu, tổng thiệt hại của nền kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ thấp hơn một chút so với năm 2022.
Các tác giả của nghiên cứu xuất phát từ thực tế trong năm 2023, tình hình trên thị trường năng lượng và tài nguyên sẽ bớt căng thẳng hơn. Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, thiệt hại của các nước đang phát triển trong năm 2023 sẽ còn cao hơn năm trước.
* Cùng ngày, các nhà kinh tế của tập đoàn dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu và hạ thấp khả năng "hạ cánh cứng" của nền kinh tế.
Tuy nhiên, Citigroup vẫn cho rằng kinh tế thế giới có thể chứng kiến mức tăng trưởng chậm nhất trong 40 năm vào năm nay.
Citigroup dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ chậm lại ở mức khoảng 2,2%, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, do xu hướng kinh tế vĩ mô được cải thiện.
Tập đoàn tài chính này cho biết, tâm lý bi quan đã phần nào vơi bớt do triển vọng kinh tế mạnh mẽ và sáng sủa hơn của Trung Quốc, đà trì trệ của nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) không tệ như những ước tính trước đó và khả năng phục hồi kinh tế ở Mỹ ngày càng trở nên rõ ràng.
| Đâu là những cú sốc có thể đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2023? Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể đẩy nền kinh tế ... |
| IMF: Kinh tế thế giới chuyển biến tích cực hơn nhưng 'không có nghĩa là tốt' Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất. |
| Trung Quốc 'nắm trong tay' yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, việc Trung Quốc xoay trục khỏi chính sách “Zero Covid” là yếu ... |
| Vượt trội về lợi thế, Trung Quốc muốn thoát khỏi 'chiếc áo' thị trường mới nổi Dù “thiếu lợi thế” ở các chỉ số toàn cầu nhưng Trung Quốc đang “thừa lợi thế” khi xét đến các chỉ số của một ... |
| Tác giả Ariel Margalith trong bài viết mới đây trên i24news.tv nhận định, khắp thế giới, giá cả hàng hóa đã tăng chóng mặt, hậu ... |