Khu thương mại trung tâm Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: China Daily) |
Nhiều người kỳ vọng, khi Trung Quốc bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid-19, người tiêu dùng sẽ quay trở lại các trung tâm thương mại, đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng, các nhà máy sẽ hoạt động trở lại, các cuộc đấu giá đất đai và doanh số bán nhà sẽ sôi động như thời kỳ trước đại dịch.
Tuy nhiên, thay vào đó, thực tế là người mua sắm đang tiết kiệm cho những ngày khó khăn, các công ty nước ngoài rút tiền về, các nhà sản xuất phải đối mặt với nhu cầu suy yếu từ phương Tây, tài chính của các chính quyền địa phương chao đảo và các nhà phát triển bất động sản vỡ nợ.
Các kỳ vọng tiêu tan đã phần nào minh chứng cho những người luôn quan ngại về mô hình tăng trưởng của Bắc Kinh, thậm chí một số nhà kinh tế còn so sánh tình trạng này với bong bóng của Nhật Bản trước “thập kỷ mất mát” với kinh tế trì trệ bắt đầu từ những năm 1990.
Tin liên quan |
Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt' |
Những người quan ngại về mô hình tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho rằng, nước này chưa thành công như mong đợi trong việc chuyển nền kinh tế từ phát triển dựa vào xây dựng sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cam kết trong năm nay sẽ đẩy mạnh tiêu dùng và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, một lộ trình dài hạn cụ thể để xử lý nợ và tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn khó nắm bắt.
Dù Trung Quốc đưa ra lựa chọn nào, nước này cũng sẽ phải tính đến tình trạng dân số già đi và ngày càng thu hẹp cũng như môi trường địa chính trị khó khăn khi phương Tây đang có sự điều chỉnh trong hợp tác kinh tế, thương mại... với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng trưởng khoảng 5% trong cả năm 2023, vượt xa mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, đằng sau con số đó là thực tế Trung Quốc đầu tư số tiền tương đương hơn 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình - gấp đôi so với Mỹ - vào nền kinh tế và một phần đáng kể trong số đó là không hiệu quả.
Điều đó có nghĩa là nhiều người Trung Quốc không cảm nhận được sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng nói trên. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tại Trung Quốc hiện lên tới 21% trong tháng 6/2023. Những sinh viên tốt nghiệp đại học để làm những công việc phục vụ nền kinh tế tiên tiến hiện đang đảm nhận những vị trí tay nghề thấp để kiếm sống, trong khi những người khác phải chứng kiến mức lương của họ bị cắt giảm.
Các cố vấn chính phủ đang kêu gọi đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2024. Mục tiêu như vậy có thể đẩy đất nước vào tình trạng nợ nần nhiều hơn, khiến hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Trung Quốc xuống mức âm trong tháng này.
Hãng tin Reuters nhấn mạnh: "Kinh tế Trung Quốc đứng trước lựa chọn khó khăn cho năm 2024 và hơn thế nữa: gánh thêm nợ hoặc tăng trưởng ít hơn".
| Định vị tầm vóc mới cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 21 loạt đại bác rền vang. Hà Nội đón chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm lịch ... |
| Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc, sự kế thừa, phát triển, dấu ấn nổi bật, nền tảng nâng tầm quan hệ trong giai đoạn mới Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc kế thừa, phát triển, định vị vững chắc, làm sâu sắc, nâng quan hệ song phương lên tầm cao ... |
| Lĩnh vực nào của Trung Quốc đang là 'thỏi nam châm' hút vốn đầu tư nước ngoài? Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy việc sử dụng vốn thực tế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ... |
| Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt' Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nghề "tận cùng của vũ trụ", là nơi an toàn nhất trong một ... |
| Gazprom tăng bán khí đốt cho Trung Quốc; xuất khẩu dầu ESPO của Nga từ cảng Viễn Đông cao nhất mọi thời đại Ngày 16/12 ghi nhận lượng khí đốt hàng ngày mà tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cung cấp cho Trung Quốc qua đường ống ... |