Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Trung Quốc có phải đã mắc bẫy thu nhập trung bình?

Cuộc chia tay Mỹ-Trung Quốc có phải thực sự là điều không thể tránh khỏi? Và kinh tế Trung Quốc có thể vượt bẫy thu nhập trung bình thành công?

Nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tháng trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống còn 3,3%. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là tốc độ chậm nhất trong bốn thập kỷ qua - không bao gồm mức giảm do khủng hoảng trong năm 2020 do đại dịch Covid-19 - và thấp hơn mục tiêu 5,5% của chính phủ.

Tháng 7, hầu như tất cả dữ liệu, từ doanh số bán lẻ và sản xuất cho đến đầu tư của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đều không đạt kỳ vọng, Raymond Yeung, Nhà kinh tế trưởng của ANZ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc cho biết.

Kinh tế Trung Quốc có phải đã mắc bẫy thu nhập trung bình?. (Nguồn: EPA)
Đáy sông khô cạn của một nhánh sông Dương Tử, ở Trùng Khánh, Trung Quốc. (Nguồn: EPA)

“Nỗi lo lớn nhất của tôi là vấn đề việc làm trong nền kinh tế” vị chuyên gia này chỉ ra rằng, 20% thanh niên thất nghiệp ở các thành phố, mức cao nhất được ghi nhận. Chính sách "zero-Covid" hà khắc không chỉ làm suy giảm tốc độ tăng trưởng hiện tại mà tiêu dùng trong tương lai cũng sẽ bị cắt giảm, trong khi ngày càng nhiều người trẻ không có việc làm làm suy yếu chỗ dựa cho thị trường bất động sản của Trung Quốc. Thêm vào đó, thời tiết cực đoan với nắng nóng kỷ lục và hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cũng đang gia tăng thêm những thảm họa đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 của Trung Quốc đã giảm xuống còn 2,5%. Điều này khiến giới quan sát bày tỏ lo ngại rằng, xu hướng tăng trưởng cao kéo dài trong nhiều năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần kết thúc.

Các chuyên gia đặt câu hỏi nên nhìn nhận thế nào về giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo của Trung Quốc?

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế về châu Á của Nhật Bản Đinh Khả, loại trừ ảnh hưởng từ những cú sốc ngắn hạn như dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản…, việc duy trì tiến bộ công nghệ, vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung, là thách thức thật sự mà kinh tế Trung Quốc phải đối diện.

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 10.000 USD. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, rất nhiều quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình sau khi đạt đến mức phát triển này, khiến tăng trưởng kinh tế dậm chân tại chỗ.

Ngoài ra, sau khi một quốc gia bước vào giai đoạn có thu nhập trung bình, lợi thế lao động giá rẻ sẽ mất đi, buộc quốc gia đó phải dựa vào đổi mới công nghệ mới để tiếp tục duy trì xu thế tăng trưởng. Tuy nhiên cũng chính từ thời điểm này, các nước phát triển bắt đầu xem những “kẻ bám đuổi” là đối thủ, khiến mức độ khó khăn trong việc “nhập nội” công nghệ tăng cao.

Trong bối cảnh đó, thách thức mà Trung Quốc đối diện càng nghiêm trọng hơn. Quy mô kinh tế lớn của nước này và sự đối lập về ý thức hệ đã dẫn đến tâm lý quan ngại và bất an nghiêm trọng từ phía Mỹ. Trong thời gian tới, việc Trung Quốc nỗ lực đổi mới để thúc đẩy phát triển sẽ đối mặt với áp lực rất lớn của sự tách khỏi cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới.

Vậy, liệu kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay không? Cuộc chia tay Mỹ-Trung có phải thực sự là điều không thể tránh khỏi?

Trước hết, Trung Quốc đã thông qua một loạt chính sách công nghiệp nhằm nắm bắt thành công “cửa sổ” cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thiết lập ưu thế cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế số, như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internet kết nối vạn vật (IoT)…

Giới học thuật quốc tế dần nhận thức được rằng, khác với chính sách công nghiệp truyền thống, đầu tư của chính phủ đối với các ngành công nghiệp mới nổi và công nghệ tuyến đầu, nếu được sử dụng hợp lý sẽ có lợi cho việc hạ rủi ro, khuyến khích tinh thần doanh nhân, giúp các nước phát triển sau thực hiện phát triển kiểu “nhảy cóc”.

Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Ngũ Hiểu Ưng thuộc Đại học Bắc Kinh, ngành kinh tế số theo nghĩa rộng đã đóng góp khoảng 2/3 vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong 20 năm qua, phản ánh đầy đủ tính hiệu quả của các chính sách liên quan.

Chính sách công nghiệp của Trung Quốc luôn bị Mỹ chỉ trích gay gắt. Tuy nhiên, điều nghịch lý là để ứng phó với thách thức mang tên Trung Quốc, những năm gần đây, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều tăng cường đầu tư chính phủ vào các ngành công nghiệp mới nổi mũi nhọn.

Điển hình là việc chính quyền Tổng thống Joe Biden thông qua mức trợ cấp lên đến 52 tỷ USD đối với ngành công nghiệp bán dẫn trong khuôn khổ đạo luật CHIPS and Science Act (Đạo luật chip và khoa học). Điều này phá vỡ quy tắc bình thường thông qua việc trực tiếp trợ cấp cho các doanh nghiệp đầu tàu của chuỗi sản xuất.

Ngoài ra, trong bối cảnh nhập nội công nghệ ngày càng khó khăn, nhập nội cơ chế dần trở thành động lực chính thúc đẩy tiến bộ công nghệ của Trung Quốc. Dư luận phổ biến cho rằng, hệ thống sáng tạo Trung Quốc với đặc trưng thể chế toàn quốc kiểu mới có sự khác biệt rất lớn so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, ở đâu cũng có thể nhìn thấy dáng dấp của các nước tiên tiến trong hệ thống này.

Các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc đã nhập nội nhiều cơ chế nghiên cứu cơ bản từ Mỹ, bao gồm cơ chế nhà khoa học dự bị, nhà khoa học hàng đầu… Các doanh nghiệp đặc biệt nổi tiếng trên lĩnh vực sản xuất được phỏng theo mô hình của Nhật Bản và Đức. Liên minh đổi mới sáng tạo nhằm nghiên cứu phát triển các công nghệ chung, với mục tiêu là sử dụng rộng rãi công nghệ bán dẫn then chốt của các nước phát triển.

Thứ ba, ngay cả trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung không ngừng leo thang, Bắc Kinh vẫn nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các công ty xuyên quốc gia để đảm bảo sự thông suốt của kênh học hỏi về chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo kết quả khảo sát của Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China), tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ cho rằng, môi trường đầu tư Trung Quốc có sự cải thiện đã tăng từ 24% vào năm 2016 lên 50% trong năm 2020. Trong cùng kỳ, các chỉ số về những vấn đề như tính trung lập trong cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ… đều được cải thiện ở các mức độ khác nhau.

Thực tế cho thấy, những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc sáng tạo động lực phát triển, vượt bẫy thu nhập trung bình, về mặt khách quan đã tạo ra sự tương đồng ngày càng lớn về chế độ kinh tế, khoa học của Mỹ và Trung Quốc.

Thực tiễn thành công của Trung Quốc đã thu hút sự học hỏi của các nước phát triển. Sự kết hợp của những nhân tố này đã dẫn đến hiện tượng “hội tụ thể chế” đã được Giáo sư Jan Tinbergen đoạt giải Nobel kinh tế đầu tiên và Giáo sư Thôi Chi Nguyên của Đại học Thanh Hoa chỉ ra.

Theo đó, sự phân công lao động quốc tế trong tương lai có lẽ phải dựa vào quan điểm giá trị chung để duy trì, tuy nhiên "hội tụ thể chế" có thể được đảm bảo trên khía cạnh kinh tế và đổi mới sáng tạo ở mức độ nhất định nào đó. Quan điểm giá trị của Mỹ và Trung Quốc không sai lệch đáng kể và sự tách rời sẽ hạn chế trong phạm vi nhất định.

Trên cơ sở đó, với tiền đề không xảy ra các sự kiện “thiên nga đen”, Mỹ và Trung Quốc sẽ duy trì trạng thái vừa cạnh tranh vừa hợp tác, vừa đối đầu vừa học hỏi trong một thời gian dài. Trong bối cảnh như vậy, mặc dù rất khó khăn nhưng nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua bẫy thu nhập trung bình thành công.

Giá cà phê hôm nay 24/8: Tiếp nối đà tăng, arabica có nhịp tăng mạnh mẽ hơn; sản lượng cà phê Brazil có thể không tốt trong niên vụ tới

Giá cà phê hôm nay 24/8: Tiếp nối đà tăng, arabica có nhịp tăng mạnh mẽ hơn; sản lượng cà phê Brazil có thể không tốt trong niên vụ tới

Thời tiết luôn là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cà phê thế giới. Giới đầu tư và nhà sản xuất đều ...

Giá vàng hôm nay 24/8: Giá vàng thế giới tụt lùi, 'bất lực' trước sức ép thử lại ngưỡng 1.700 USD; SJC loạn nhịp

Giá vàng hôm nay 24/8: Giá vàng thế giới tụt lùi, 'bất lực' trước sức ép thử lại ngưỡng 1.700 USD; SJC loạn nhịp

Giá vàng hôm nay 24/8 có thể giảm trở lại mức thấp nhất của tháng trước là khoảng 1.700 USD/ounce khi đồng USD có thể ...

Chiến thuật '3 mục tiêu, 3 giai đoạn' của Mỹ và đồng minh liệu có thể 'hạ knock-out' kinh tế Nga?

Chiến thuật '3 mục tiêu, 3 giai đoạn' của Mỹ và đồng minh liệu có thể 'hạ knock-out' kinh tế Nga?

Các lệnh trừng phạt do Mỹ và các nước đồng minh nhằm vào kinh tế Nga hướng tới 3 mục tiêu và theo 3 giai ...

Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?

Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?

Khi tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn trên toàn cầu chậm lại do lạm phát cao, trầm trọng hơn bởi cuộc xung đột ...

Kinh tế Trung Quốc mở bung cửa, coi doanh nghiệp nước ngoài như trong nước - tảng băng đã được phá vỡ?

Kinh tế Trung Quốc mở bung cửa, coi doanh nghiệp nước ngoài như trong nước - tảng băng đã được phá vỡ?

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc sẽ bước sang một giai đoạn mới, cao hơn. Mở cửa về thể ...

(theo The Guardian, TTXVN)