Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào hai tuần trước, Jane Yan - Giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty sản xuất linh kiện máy móc ở Chiết Giang, Trung Quốc, cho biết cô không quá lo lắng. Khách hàng ở Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa đầy 5% doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty vào năm ngoái. Nhưng khi căng thẳng leo thang, tình hình đã thay đổi đáng kể.
Khách hàng quan trọng ở các quốc gia như Ba Lan và Đức đã hủy đơn hàng với công ty. Cô cho biết thêm, các đơn hàng từ châu Âu cũng giảm mạnh kể từ khi xung đột bắt đầu, và bày tỏ “hy vọng xung đột kết thúc càng sớm càng tốt".
Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một số áp lực tương tự cũng bắt đầu gia tăng.
Khủng hoảng Ukraine đột ngột đặt ra những thách thức kinh tế lớn hơn cho Bắc Kinh. (Nguồn: Bloomberg) |
Bắc Kinh bị bất ngờ
Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) của Mỹ, Bill Burns, cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo nước này đã bị bất ngờ bởi cuộc xung đột Ukraine. Phát biểu tại Quốc hội Mỹ vào tuần trước, ông Burns cho biết, Bắc Kinh cũng bất ngờ "bởi cách mà Nga khiến châu Âu và Mỹ xích lại gần nhau".
Vào thời điểm mà chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 ở mức thấp nhất trong vòng ba thập kỷ, khủng hoảng Ukraine đột ngột đặt ra những thách thức kinh tế lớn hơn cho Bắc Kinh.
Quyết định triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến phương Tây kích hoạt một phản ứng trừng phạt đối với Nga, đồng thời đẩy giá năng lượng và hàng nông nghiệp lên cao, trong số đó có nhiều mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn.
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine: Bị thúc giục lên tiếng, Trung Quốc khẳng định quan hệ vững chắc với Nga |
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất và cũng là khách hàng mua thực phẩm lớn từ khắp nơi trên thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của thị trường gây nên bởi cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt theo sau.
Những lo ngại ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế được phản ánh trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 8/3 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi "kiềm chế xung đột tối đa" ở Ukraine và đề nghị, ba nước cần "cùng ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình" giữa Moscow và Kiev. Ông cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm trầm trọng thêm tình trạng giá cả hàng hóa gia tăng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến tài chính, năng lượng, giao thông vận tải và sự ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19.
Khủng hoảng Ukraine cũng có nguy cơ gây ra phản ứng ngoại giao sâu sắc, đặc biệt ở châu Âu.
Mới chỉ tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thỏa thuận quan hệ đối tác "không giới hạn" ở Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ thân thiết này có thể khiến Trung Quốc bị ảnh hưởng nhất định.
Mặc dù Trung Quốc đã đề nghị đóng vai trò trung gian trong cuộc xung đột, các quan chức phương Tây cho rằng, có ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang xem xét lại mối quan hệ thân thiết với Nga, song tin rằng, áp lực đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc đang gia tăng.
Ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực
Trong số các nền kinh tế lớn, Trung Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc xung đột.
Với vị trí là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Trung Quốc chứng kiến giá dầu thô - vốn đã cao - tăng 27% kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, trong khi các hợp đồng quặng sắt của nước này đội giá 25% trong 10 ngày đầu tiên của cuộc xung đột.
Quy mô về nhu cầu năng lượng và tài nguyên của Trung Quốc rất lớn. Năm ngoái nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên của nước này đạt 316 tỷ USD và nhập khẩu quặng sắt đạt gần 192 tỷ USD. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng nhập khẩu khoảng 70% dầu mỏ và 40% khí đốt.
Tác động có thể còn lớn hơn đối với lương thực. Giá các hợp đồng tương lai của Trung Quốc về lúa mỳ và ngô cũng ở mức cao kỷ lục, có lẽ là lý do khiến Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đến tầm quan trọng của an ninh lương thực tại kỳ họp Quốc hội thường niên vào ngày 6/3.
Tin liên quan |
Xung đột Nga-Ukraine leo thang, kinh tế ASEAN chịu 'vạ lây' |
“Chúng ta không nên buông lỏng nỗ lực về an ninh lương thực, cũng không nên dựa vào thị trường quốc tế để giải quyết vấn đề và phải coi an ninh lương thực là ưu tiên", ông nói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Đường Nhân Kiện vào tuần trước cũng cho biết, do mưa lớn, vụ lúa mỳ mùa Đông năm nay "có thể tồi tệ nhất trong lịch sử" và “sản lượng ngũ cốc cũng gặp khó khăn rất lớn".
Do đó, nhập khẩu lúa mỳ của Trung Quốc trong niên vụ 2021-22 dự kiến sẽ tăng ít nhất 50% so với mức trung bình ba năm trước đó, lên 9,5 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Tác động lạm phát tiềm ẩn của việc giá cả hàng hóa tăng mạnh sẽ là một lực cản khác đối với nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn để vực dậy tiêu dùng trì trệ và vượt qua cuộc khủng hoảng bất động sản tồi tệ nhất trong nhiều năm.
Nhà nghiên cứu kinh tế Nga tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Xu Poling, cho biết, Trung Quốc sẽ không hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Xung đột làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu mà nền kinh tế Trung Quốc đang phụ thuộc. Thương mại của Trung Quốc với Nga nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu của Trung Quốc, thương mại của Trung Quốc với Nga đạt 147 tỷ USD vào năm ngoái, so với 828 tỷ USD với EU và 756 tỷ USD với Mỹ.
| Xung đột Nga-Ukraine không thể ngăn Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới Theo cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Justin Lin Yifu, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ không ... |
| Trung Quốc công bố mục tiêu kinh tế 2022: Tăng trưởng GDP 5,5%, tạo hơn 11 triệu việc làm Ngày 5/3, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường đã đọc ... |