Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra nhanh chóng và rất lành mạnh. (Nguồn: Bloomberg) |
Theo số liệu chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia nước này (NBS), tốc độ tăng trưởng còn tạo ra một tín hiệu khác cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng dịch bệnh và mọi hoạt động xã hội đang trở lại mức trước đại dịch.
Theo NBS, mặc dù tăng trưởng GDP trong quý II/2021 đã chậm lại đáng kể so với mức 18,3% trong quý I/2021 và cũng giảm so với dự báo 8% theo kết quả khảo sát của Bloomberg, nhưng tính trong 6 tháng đầu năm GDP vẫn tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 53,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (8,22 nghìn tỷ USD).
Phát biểu với tờ Global Times, ông Hu Qimu, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Sinosteel cho biết, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra nhanh chóng và rất lành mạnh. Chính phủ nước này đã dành rất nhiều nguồn lực để kích thích nền kinh tế, song cũng đang đảm bảo rằng sự phát triển này cân bằng, có thể duy trì và không có tình trạng thiếu thanh khoản.
Ông Hu khẳng định: "Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc là một sự phục hồi chất lượng cao, vì nó đã loại bỏ một số năng lực dư thừa, kém hiệu quả và thay đổi cấu trúc công nghiệp tổng thể của quốc gia theo hướng tốt hơn".
Xuất khẩu vẫn là một trong những động lực lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong quý II/2021. Số đơn hàng ổn định từ nước ngoài đã hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Trong khi đó, Giám đốc Học viện Tài chính và Chứng khoán của đại học Vũ Hán Dong Dengxin cho rằng: “Chìa khóa dẫn đến thành công trong quý II/2021 vừa qua chính là việc Trung Quốc kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19, tăng niềm tin của các công ty cũng như thúc đẩy họ chuyển đổi từ thị trường bên ngoài sang thị trường nội địa".
Bất chấp một số đợt bùng phát dịch lẻ tẻ, các nhà phân tích cho rằng kế hoạch tiêm chủng trên toàn quốc của Trung Quốc là yếu tố chính khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và giúp các nhà máy hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể sẽ vẫn phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong nửa cuối năm, khi giá nguyên liệu thô toàn cầu tăng và nguồn cung khó khăn, trong khi sự bùng phát trở lại của dịch bệnh vẫn là một mối lo ám ảnh.
| Những 'con hổ châu Á' đang đi về đâu? Viết trên tờ Project Syndicate, tác giả Jayati Ghosh* cho rằng, không có phép màu nào có thể đảm bảo rằng “những con hổ châu ... |
| Trung Quốc đối mặt 'cơn gió ngược' khi cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Theo các nhà kinh tế, động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của hệ thống ngân hàng mới đây của Trung ... |