Nhỏ Bình thường Lớn
10 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Kỳ 3):

‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi

Mười năm trôi qua kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (ngày 10/3/2013), cùng TG&VN nhìn lại ý nghĩa cũng như cảm nhận hơi thở thực tiễn của Nghị quyết với một người trong cuộc - nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Đặng Đình Quý.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, vấn đề cần làm là nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, vấn đề cần làm là nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế.

Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, việc đánh giá tổng thể quá trình triển khai Nghị quyết, rút ra các bài học cho giai đoạn tiếp theo, góp phần đưa đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào khu vực và thế giới, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Là Trưởng nhóm biên soạn dự thảo Nghị quyết 22, những điều Đại sứ tâm đắc nhất ở Nghị quyết 22 là gì?

Phần quan trọng nhất trong tất cả các nghị quyết là những điểm mới về tư duy. Nghị quyết 22 đánh dấu những bước chuyển cơ bản về tư duy hội nhập, nhất là về khái niệm, quan điểm chỉ đạo và các định hướng lớn cho hội nhập quốc tế.

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết nêu: “Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết mà Việt Nam tham gia, đi đôi với chủ động, tích cực xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế”.

Đây có thể coi là khái niệm và khái niệm này đã chỉ rõ ba loại hoạt động hội nhập quốc tế gồm: (i) tuân thủ “luật chơi”; (ii) tham gia xây dựng “luật chơi” và (iii) tham gia các hoạt động chung của khu vực và quốc tế.

Đây là cách tiếp cận dễ hiểu, dễ hành, rất hiệu quả trong việc hướng dẫn “hành vi” cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo cũng xác định vị trí quan trọng của hội nhập quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt sự do dự trong hội nhập vì quá lo ngại về các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.

Đồng thời Nghị quyết chỉ rõ, hội nhập quốc tế là “sự nghiệp của toàn dân…”, là công việc của tất cả các tổ chức, cá nhân. Trong các định hướng triển khai, Nghị quyết chỉ rõ hướng đi cho hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác, cụ thể hóa đường lối hội nhập toàn diện của Đại hội XI.

Theo Đại sứ, những đổi mới tư duy ấy tác động thế nào đến “màu sắc” cuộc sống Việt Nam trong một thập kỷ qua?

Ở mức độ khác nhau, những đổi mới tư duy trong Nghị quyết đã được triển khai chủ động, tích cực, góp phần làm cho màu sắc cuộc sống thêm đậm hơn, đa dạng hơn.

So với mười năm trước, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã sâu hơn, nhiều hơn cả về cam kết và thực hiện cam kết. Chúng ta có mạng lưới hiệp định thương mại tự do rộng, đa dạng, thế hệ mới nhất so với các nước trong khu vực.

Hội nhập quốc tế lan tỏa rộng khắp từ trung ương đến địa phương, từ thành thị đến các làng bản xa xôi. Cứ chiếu theo khái niệm hội nhập như nêu ở trên mà xét thì rõ ràng, hàng ngàn hộ gia đình làm du lịch homestay thành công chính là do “hội nhập”- tuân thủ các quy định, tập quán chung của lữ hành quốc tế.

Không chỉ ở trong nước, màu cờ, sắc áo của Việt Nam với những hình ảnh của người lính, cảnh sát gìn giữ hòa bình tung bay ở Trung Phi, Nam Sudan, Abyei và mới đây là cứu hộ cứu nạn sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi
Tổ quân y Việt Nam cấp thuốc cho bệnh nhân trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Với hội nhập quốc tế của đối ngoại Việt Nam, Nghị quyết 22 có thể ví như...

La bàn cho người đi biển. Chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập trên tất cả các lĩnh vực có phần nào giống như người đi biển từ “gần bờ” đến “ra khơi” ấy.

Ra khơi mà không có la bàn thì chẳng biết hướng đi về. “La bàn” của đối ngoại là tư duy mới về lợi ích quốc gia - dân tộc. Nghị quyết 22 chỉ ra định hướng cho hội nhập nói chung và hội nhập trong từng lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực trước đó chưa triển khai hoặc triển khai ở mức độ rất thấp.

Bên cạnh hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực được triển khai mạnh mẽ từ hàng chục năm trước, Nghị quyết 22 là văn kiện Đảng đầu tiên chỉ rõ định hướng hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh… chỉ rõ mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập trong các lĩnh vực này.

Vì vậy, những người làm đối ngoại trong các lĩnh vực nắm được hướng đi, phương cách xác định lộ trình và phối hợp với nhau để cùng đến đích chung là phục vụ hiệu quả các mục tiêu về an ninh và phát triển đất nước.

Nếu nhìn hội nhập quốc tế từ góc độ tuân thủ “luật chơi” và tham gia xây dựng “luật chơi” thì hội nhập quốc tế là quá trình không có kết thúc.

Mười năm là mốc thời gian để nhìn lại nhưng cũng là để bước tiếp, Đại sứ nghĩ thế nào về hội nhập quốc tế của nước ta trong thời gian tới?

Bối cảnh quốc tế hiện nay khác nhiều so với khi Nghị quyết 22 ra đời. Toàn cầu hóa bây giờ không giống như trước, tập hợp lực lượng của các nước, nhất là các nước lớn không còn như trước.

Nhiều dự báo cho rằng, thay vì toàn cầu hóa, thế giới sẽ ngày càng phân tách và chia rẽ. Có ý kiến cho rằng, Việt Nam có nên tiếp tục thúc đẩy hội nhập quốc tế? Nếu tiếp tục thì cái gì cần thay đổi? Cách đặt vấn đề như vậy là xác đáng, các cơ quan nghiên cứu cần theo dõi, đánh giá kỹ những biến động, những xu hướng phát triển của tình hình khu vực và thế giới, cơ hội và thách thức cho đất nước và kiến nghị những điều chỉnh nếu cần trong các định hướng hội nhập quốc tế cho 10 năm tới.

Nhưng nếu nhìn hội nhập quốc tế từ góc độ tuân thủ “luật chơi” và tham gia xây dựng “luật chơi” thì hội nhập quốc tế là quá trình không có kết thúc. Vấn đề chúng ta cần làm là nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế.

Hội nhập kinh tế phải nâng cao được nội lực, góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt lớn lên, có vị trí cao dần lên trong các chuỗi giá trị. Hội nhập trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh phải đóng góp tích cực vào quá trình nâng cao năng lực phòng thủ, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc. Hội nhập trong các lĩnh vực khác cũng vậy, phải đóng góp tích cực hơn vào quá trình thực hiện các mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Thế giới sẽ tiếp tục biến động phức tạp, khó lường nhưng nếu chúng ta giữ vững và phát triển được quan hệ với 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện thì vẫn có an ninh, ổn định và phát triển, vẫn có nhiều cơ hội để đóng góp vào quá trình hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường.

Nghị quyết số 22-NQ/TW: ‘La bàn’ đưa hội nhập Việt Nam ra khơi
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres thăm Học viện Ngoại giao, Hà Nội, ngày 22/10/2022. (Ảnh: Tuấn Anh)

Những quyết sách về hội nhập của Việt Nam trên hành trình trở thành một Việt Nam hùng cường cần phải chú trọng điều gì?

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cần tiếp tục được thúc đẩy và triển khai hiệu quả hơn, trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong triển khai Nghị quyết 10 năm qua và định liệu những quyết sách cần thực hiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, trước hết cần khẳng định, thực chất hội nhập quốc tế của Việt Nam vẫn là nghiêm chỉnh tuân thủ “luật chơi” và tham gia xây dựng “luật chơi”. Điểm khác trước là giai đoạn tới, Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào xây dựng “luật chơi” phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc.

Bên cạnh đó là nỗ lực phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế chỉ thành công khi việc áp dụng các quy tắc và luật lệ chung trở thành văn hóa tự giác của mọi tổ chức cá nhân, nhất là người dân và doanh nghiệp.

Thêm nữa, cần tăng cường kết nối giữa hội nhập quốc tế và hội nhập trong nước, nhất là kết nối giữa các vùng, miền, địa phương; kết nối giữa khu vực FDI và các doanh nghiệp trong nước; kết nối thị trường, lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế, trong nước và ngoài nước; kết nối giữa các ngành, lĩnh vực, giữa nghiên cứu và triển khai…

Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ trí thức tài năng trong các lĩnh vực công nghệ. Để hội nhập quốc tế đạt được mục tiêu như Nghị quyết 22 đề ra, nguồn lực quan trọng nhất của Việt Nam là con người. Nếu không có nguồn lực đáp ứng được yêu cầu, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong chế tạo, chế biến xuất khẩu… và quan trọng hơn, không thể gia tăng được các kết nối nêu trên.

Tiếp đến là gắn kết giữa hội nhập quốc tế với bảo vệ môi trường. Khác với thời điểm Nghị quyết 22 được ban hành, trong thời gian tới, bảo vệ môi trường vừa là vấn đề bức thiết đối với cuộc sống của người dân, vừa là điều kiện phải tuân thủ nếu Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng, toàn diện vào khu vực và thế giới.

Cuối cùng, phương châm “tích cực, chủ động” hội nhập quốc tế cần nội hàm mới. So với giai đoạn trước, nhiều hoạt động hội nhập của Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Đồng thời, để nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, Việt Nam cũng cần có cách tiếp cận mới trong hội nhập quốc tế.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc ...

Để người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm của ngoại giao kinh tế

Để người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm của ngoại giao kinh tế

Sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam đang bước vào giai đoạn sâu rộng, toàn diện với việc thực thi các cam kết ...

Lại bàn về hội nhập: Đòi hỏi 'tái nhận diện' bức tranh toàn cảnh, tối đa hóa lợi ích phục vụ phát triển

Lại bàn về hội nhập: Đòi hỏi 'tái nhận diện' bức tranh toàn cảnh, tối đa hóa lợi ích phục vụ phát triển

Trong mấy chục năm qua, từ “hội nhập” có lẽ là một trong những từ khóa phổ cập nhất ở nước ta. Tuy nhiên phải ...

Tin cũ hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Đảng bộ Bộ Ngoại giao trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga Đảng bộ Bộ Ngoại giao trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt Nga
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ Ngoại giao quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Bộ Ngoại giao quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ hai
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024 Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý III, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2024
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’ Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’