Nhỏ Bình thường Lớn

Lạm phát cũng là một tội

Giá dầu thế giới luôn ở mức cao ngất ngưởng. Lạm phát vẫn "lộng hành" trên thế giới. Giá cả đắt đỏ, đời sống khó khăn, ngay cả những nước giàu có, tiềm lực kinh tế hùng mạnh, từ Chính phủ cho tới người dân cũng phải "thắt lưng buộc bụng", nói gì những nước còn nghèo, dân vẫn nghèo như nước ta.

Kết quả từ 107 cuộc kiểm toán trong năm 2007 vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, căn bệnh lãng phí vẫn hoành hành, tệ nạn "vung tay quá trán" khiến cho chi phí quản lý hành chính tăng tới 9,4%, vượt dự toán tới 1.590 tỉ đồng và đẩy số tiền chi tiêu hành chính lên tới 18.515 tỉ đồng. Hầu hết các địa phương đều vượt trên 30%, có cả chương trình mục tiêu quốc gia dùng kinh phí sai mục đích.

Điều nhức nhối nhất là, trong khi Chính phủ kêu gọi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kiềm chế lạm phát, cắt giảm 10% chi tiêu công cộng cùng toàn dân "thắt lưng buộc bụng", thì các khoản chi thường xuyên như mua sắm, hội nghị, tiếp khách ở hầu hết các địa phương đều "vén tay áo xô" vượt ngưỡng 30%.

Điều đáng lo ngại nhất là, sử dụng tiền của dân, của nước, có tới hơn một nửa số địa phương tiếp tục cho vay, tạm ứng trái quy định, trong khi vẫn cứ "ngửa tay" xin Ngân sách Trung ương bổ sung, thậm chí còn đi vay để tiêu.

Trong khi người dân chắt bóp từng đồng, "bóp mồm bóp miệng" trong từng bữa cơm, dè xẻn chi tiêu cả nhu cầu tối thiểu, thì mọi sự lãng phí là có tội.

Các nhà  tâm lý học đã cảnh báo một nguy cơ xã hội coi nặng vật chất và hưởng thụ đang tràn lan từ thành  thị đến nông thôn. Đâu phải đợi đến lúc kinh tế khó khăn, giá cả đắt "chảy máu mắt" mới tiết kiệm và không được phép lãng phí?

Lâu nay, thật buồn lòng, tiết kiệm hình như chỉ là nói suông, chưa thực sự trở thành nột hành động cấp bách, một phong trào sâu rộng trong cả nước. Khẩu hiệu chỉ là... khẩu hiệu nếu nó không trở thành hành động của cả xã hội, cả cộng đồng và trở thành nếp sống từ người đứng đầu, cán bộ, công chức, đảng viên cho tới người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Lối sống "sành điệu", ăn chơi xa xỉ, tiêu tiền xả láng trong khi không làm ra nổi một đồng, đang lây lan, truyền nhiễm như một thứ dịch bệnh nguy hiểm trong một bộ phận giới trẻ thành phố. Học sinh vẫn còn ăn bám gia đình mà đã cưỡi xe xịn, điện thoại di động với đủ mọi chức năng hiện đại nhất thế giới.

Loại "virút" tiêu xài, hưởng thụ đang tấn công vào xã hội, vào từng gia đình. Thứ "virút này" có mầm mống ngay từ trong "cơ thể" xã hội. Nhiều năm qua, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương kêu gọi, song kết quả còn xa mới tới đích. Có một câu ngạn ngữ: "Từ lời nói đến việc làm là con đường xa và dài nhất".

Cả chục năm nay, "điểm nóng" nhất của vấn nạn lãng phí vẫn là mua sắm xe công và xây dựng trụ sở vượt tiêu chuẩn. Trụ sở UBND, Trung tâm hội nghị chẳng thấm vào đâu so với mua sắm ôtô vượt tiêu chuẩn. Năm tài khóa 2005, tình trạng này diễn ra phổ biến thì đến tài khóa 2006, tình hình lại càng "phổ biến" hơn.

Bằng chứng là, năm 2005, Bộ Y Tế vượt định mức nhiều nhất là 10 xe, thì ngay năm sau, tỉnh Lạng Sơn vượt "kỷ lục" tới 37 xe, Bắc Cạn vượt định mức 7 chiếc. Ai cũng biết đây là những tỉnh miền núi xếp hạng nghèo ở nước ta. Nghèo mà xài sang, tiêu hoang, thật hiếm thấy trên thế giới.

Giả sử 6 tháng đầu năm 2008, nếu như kho bạc Nhà nước không từ chối chỉ 20 tỉ đồng mua ô tô vượt quy định thì không biết sẽ có thêm bao nhiêu xe biển số xanh lăn trên đường, hòa vào dòng xe sang trọng như Lexus, BMW X6, Mercedes có giá hàng trăm ngàn USD.

Chỉ qua nửa năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện đã vượt trên 1,3 tỉ USD, nằm  trong top 10 mặt hàng có tốc độ nhập siêu chóng mặt vượt hơn 1 tỉ USD. Dân nghèo đâu dám "ghen" với người giàu! Việt Nam đâu có thua kém gì triệu phú, tỉ phú trên thế giới! Nhiều xe xịn có giá không dưới 100.000 USD, vào tuần trước vừa xuất hiện ở Showroom nước ngoài vậy mà tuần này đã thấy bon bon giữa dòng xe đạp, xe thô sơ tự chế?

Dân giàu thì nước mạnh, ai chả vui mừng. Nhưng đó chỉ là giàu "lỏi" lọt thỏm giữa đa số còn ở mức thu nhập trong vùng trũng của thế giới. Thuế đánh vào những xe đã qua sử dụng loại cao cấp vẫn còn quá thấp, đã "vẽ đường" cho người ta lách đường vòng không nhập xe mới vì thuế cao. Có thể nhìn thấy một lượng lớn ngoại tệ đang "chảy máu" ra khỏi Việt Nam, trong khi cả nước đang "thắt lưng buộc bụng".

Nói xa nói gần. Cuối tháng 6 vừa qua, hơn 70 thành phố ở châu Á đồng loạt tham gia "Ngày tắt điện" giờ cao điểm để nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng. Riêng Việt Nam ta, đèn điện vẫn rực sáng thâu đêm trong các cửa hiệu, siêu thị, cao ốc, nơi vui chơi nhảy múa. Máy lạnh mở đến mức lạnh cóng,  nhiều người tranh thủ đến công sở, cơ quan... tránh nóng.

Ở Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, từ quan chức tới thường dân cùng tham gia "một ngày không dùng xe hơi", đường phố vắng bặt xe công vụ hoặc "một giờ không dùng điện" đồng loạt ở nhiều thành phố lớn.

Thủ tướng Hàn Quốc vừa công bố các biện pháp nghiêm ngặt tiết kiệm và coi đây là "vấn đề sống còn" bao gồm: tăng nhiệt độ điều hòa các tòa nhà chính phủ, tiết kiệm tại các tòa nhà công, giảm tiêu thụ năng lượng khu vực công khoảng 6,6%...

Nhìn ra thế giới, nhìn sang "hàng xóm" thấy thiên hạ tiết kiệm, chống lãng phí, nhìn lại nước mình, dân mình, không khỏi cảm thấy vừa sốt ruột, vừa xót ruột. Cả thế giới lao đao vì giá xăng dầu, giá cả leo thang, lạm phát hoành hành, riêng ta dường như vẫn cứ dửng dưng như không.

Lỗ hổng rất lớn về lãng phí đến bao giờ được bịt kín? Ý thức tiết kiệm bao giờ trở thành thói quen, nếp sống thường ngày? Chỉ có đổ mồ hôi, sôi nước kiếm được đồng tiền mới thấy xót ruột trước thực trạng "tiêu nhiều - tiêu sai - tiêu lãng phí" ngân sách nhà nước. Lãng phí, hoang phí đến hoang tàn làm cho dân khổ, nước nghèo, đó hẳn là một tội lỗi.

Theo ANTG

Tin cũ hơn

Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Hải quan Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết hợp tác Hải quan Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết hợp tác
Giá vàng hôm nay 18/5/2024: Giá vàng thế giới 'leo dốc', có thể 'xuyên thủng' mức đỉnh cũ, SJC neo cao Giá vàng hôm nay 18/5/2024: Giá vàng thế giới 'leo dốc', có thể 'xuyên thủng' mức đỉnh cũ, SJC neo cao
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, người dân vẫn không đủ tự tin để trồng lại vào thời điểm này Giá tiêu hôm nay 18/5/2024, bất ngờ tăng rất mạnh, người dân vẫn không đủ tự tin để trồng lại vào thời điểm này
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Bắc Ninh thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ Bắc Ninh thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ
Việt Nam không chỉ là nơi để làm việc mà còn là nơi để gắn bó lâu dài của doanh nghiệp Hàn Quốc Việt Nam không chỉ là nơi để làm việc mà còn là nơi để gắn bó lâu dài của doanh nghiệp Hàn Quốc
'Sóng' vàng được thúc đẩy bởi thiên thời, địa lợi, nhân hòa; chuyên gia 'bắt mạch', tìm cách hạ mức chênh 'Sóng' vàng được thúc đẩy bởi thiên thời, địa lợi, nhân hòa; chuyên gia 'bắt mạch', tìm cách hạ mức chênh
Địa phương bàn giải pháp phát triển lĩnh vực khuyến công Địa phương bàn giải pháp phát triển lĩnh vực khuyến công
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
PetroVietnam học tập theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới PetroVietnam học tập theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới