Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 12/2022? (Nguồn: VTV) |
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Do không bị giới hạn bởi trần lãi suất huy động nên nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng lên mức 9%năm, còn các kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng, lãi suất huy động ở mức kịch trần 6%/năm.
So với đầu tháng 11, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã tăng khá nhanh đẩy lãi suất cho vay với khách hàng cá nhân lên mức 14-15%/năm,
Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy:
- Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, các ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là 6.0% cụ thể là Bắc Á, Đông Á, Kiên Long, PGBank, SCB, VIB, VietCapitalBank…
Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động không chênh lệch nhiều từ 4,0 - 5.8%. Thấp nhất là ngân hàng CBBank là 3.8% cho kỳ hạn 1 tháng và 3.9% cho kỳ hạn 3 tháng.
- Với kỳ hạn 6 tháng, Saigonbank giữ mức lãi suất cao nhất so với các ngân hàng còn lại là 9.6%. Thấp nhất là ngân hàng MB, cán mốc 5,7%.
Các ngân hàng thuộc Big4 (BIDV, Vietcombank, VietinBank), với mức lãi suất cán mốc 6.0%/năm, ngân hàng Agribank là 6.1%/năm.
- Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là Saigonbank với mức lãi suất 10.0%. Thấp nhất là 6.5%/năm thuộc về ngân hàng Hong Leong.
- Với những kỳ hạn dài hơn thì ngân hàng Saigonbank có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 10.0%/năm cho kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng. Đây chính là mức lãi suất cao nhất trong tháng 12.
Lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:
- Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 6.0% bao gồm: Timo, Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long, PVcomBank, SCB, VIB, TPBank,…
- Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 4.75 – 6.0%. Thấp nhất là ngân hàng CBBank với 3.95%/năm.
- Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, SCB là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 18-36 tháng là 9,95%.
Ngân hàng "lũ lượt" ghi điểm, chờ cấp thêm room
Trong khi cuộc đua tăng lãi suất huy động vẫn chưa dừng lại, thì trên thị trường đã có những ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Tuần qua, Vietcombank tiên phong giảm lãi suất cho vay tới 1% với các khoản vay bằng tiền đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu, cùng thời điểm rộ lên tin đồn Vietcombank nằm trong số các ngân hàng được cấp thêm room tín dụng trong thời gian ít ỏi còn lại của năm.
Đầu tuần này, HDBank công bố giảm lãi suất cho vay với mức giảm lên tới 3,5%/năm với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, với số tiền giảm lãi suất khoảng 120 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay không chỉ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, mà còn để thực hiện cam kết trước đó, cũng như để “ghi điểm” với NHNN khi thời điểm cấp room tín dụng mới cận kề.
Trước đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, việc cấp room tín dụng không chỉ dựa vào tình hình "sức khỏe" của ngân hàng, mà còn phụ thuộc vào tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân và một số tiêu chí khác.
NHNN cũng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Hiện tại, hàng loạt doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn NHNN nới room tín dụng trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng cao dịp cao điểm cuối năm.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, các ngân hàng thương mại đang thiếu nguồn vốn huy động để cho vay do tín dụng tăng trưởng cao, trong khi huy động vốn tăng thấp.
Vì vậy, ngay cả khi NHNN nới room thì các ngân hàng cũng không có vốn để cho vay (do dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, thanh khoản không còn dồi dào).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay không đồng đều.
Trong khi đa phần ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng thiếu nguồn vốn, thì một số ngân hàng lớn (đặc biệt ngân hàng thương mại có vốn nhà nước) vẫn khá dồi dào thanh khoản và vẫn có thể tăng dư địa cho vay thêm.
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định: "NHNN hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng 1-2% trong tháng cuối cùng của năm để giải tỏa tình trạng căng thẳng nguồn vốn cho nền kinh tế. Tất nhiên, việc nới room chỉ nên tập trung vào một số ngân hàng khỏe và chỉ giải ngân cho các lĩnh vực ưu tiên".
| Lạm phát tại Eurozone đang ở mức cao kỷ lục, Chủ tịch ECB nói về điều 'ngoài tầm với' Ngày 28/11, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, lạm phát tại Khu vực sử dụng Euro (Eurozone) đang ... |
| Năm tới, ECB không còn 'mạnh tay' với lãi suất? Ngày 27/11, ông Gabriel Makhlouf, thành viên hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Thống đốc Ngân hàng trung ương ... |
| 'Đói vốn', doanh nghiệp cần hỗ trợ lãi suất tích cực Doanh nghiệp đang thiếu vốn, vì thế, bên cạnh giải pháp phục hồi, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng ... |
| 'Núi nợ' của Mỹ đang tăng thêm "Núi nợ" của nền kinh tế số 1 thế giới đang tăng nhanh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cố gắng "dập lửa" ... |
| Lãi suất, tỷ giá tăng: Doanh nghiệp chịu tác động kép Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rất linh hoạt và hiệu quả trong việc điều hành chính sách lãi suất, ... |