Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 4/2023? (Nguồn: Gutina) |
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Trong những ngày qua, lãi suất huy động đã nhanh chóng hạ nhiệt từ 1%-2%/năm. Phần lớn các ngân hàng thương mại đều niêm yết lãi suất cao nhất 8%-9%/năm, một số đơn vị còn niêm yết lãi suất dưới 8%.
Nếu so với giai đoạn cao điểm cuối năm ngoái, khi có thời điểm lãi suất lên tới 12% một năm, thì lãi suất tiết kiệm đã giảm mạnh.
Gửi tại quầy:
- So với trước đó thì một số ngân hàng đã giảm lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng từ 6% xuống còn mức 5-5,5%. Cụ thể, ở thời hạn từ 1-3 tháng, các ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là 6.0% cụ thể là Bắc Á, Đông Á, Kiên Long, PGBank, SCB, VIB, VietCapitalBank… Thấp nhất là ngân hàng CBBank là 3.8% cho kỳ hạn 1 tháng và 3.9% cho kỳ hạn 3 tháng.
- Với kỳ hạn 6 tháng, Kiên Long và OceanBank giữ mức lãi suất cao nhất so với các ngân hàng còn lại là 8.8%, giảm 0,2% so với trước đó. Thấp nhất là nhóm ngân hàng Big4 gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cán mốc 5,8%.
- Ở kỳ hạn 9 tháng thì lãi suất không có sự chệnh lệch đáng kể so với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Cụ thể, lãi suất cao nhất là 8,85% thuộc về ngân hàng Kiên Long. Nhóm ngân hàng có vốn nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank có lãi suất thấp nhất, 7,2%, giảm 0,2% so với tháng 2/2023.
- Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB và OceanBank với mức lãi suất 9.0%. So với cuối năm 2022 thì hầu hết lãi suất các kỳ hạn của SCB đều giảm mạnh. Thấp nhất là 7,2%/năm thuộc về nhóm ngân hàng "Big4".
- Ngân hàng OceanBank có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 9.2%/năm cho kỳ hạn 18, tiếp theo là các ngân hàng ABBank, Bảo Việt, Bắc Á, Indovina, PublicBank, OCB cùng niêm yết ở vùng 9%/năm.
Gửi trực tuyến:
- Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 6.0% bao gồm: Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long, PVcomBank, SCB, VIB, TPBank…
- Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 4.75-6.0%. Thấp nhất là ngân hàng CBBank với 4.0%/năm.
- Với các kỳ hạn từ 6-12 tháng, SCB là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất từ 9.0%. Tuy vậy, mức lãi suất này của SCB đã giảm mạnh so với thời điểm cuối năm.
- Ở kỳ hạn 18 tháng, OCB là ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất là 9,3%/năm.
Lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm?
Giảm lãi suất huy động được xem là cơ sở quan trọng để các ngân hàng thương mại có thể giảm chi phí, hướng tới giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Sau loạt chỉ đạo phấn đấu giảm lãi suất cho vay, nhất là động thái giảm một số loại lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã liên tiếp công bố nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Điển hình là 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank vừa tung ra các gói tín dụng với tổng quy mô lên tới 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD, lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường...
Chuyên gia Cấn Văn Lực cũng dự báo, xu hướng giảm lãi suất sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Lãi suất cả đầu vào đầu ra từ đầu năm tới giờ đã giảm 1%-2%. Tôi kỳ vọng lãi suất có thể giảm tiếp 0,5%-1%/năm nữa, quay trở lại mặt bằng lãi suất trước khi tăng lãi suất cuối năm vừa qua".
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, mục tiêu năm 2023 là tiếp tục duy trì ổn định giá trị đồng tiền, cố gắng phấn đấu kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá.
Chính sách lãi suất là chính sách khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó phải nền kinh tế phát triển, hài hoà nhà đầu tư, doanh nghiệp, phù hợp với nhiều lĩnh vực…
Ông Đào Minh Tú nói: "Quan điểm của NHNN lúc này là phải giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. NHNN đã điều hành các NHTM tiết giảm mọi chi phí để giảm lãi suất, sắp tới sẽ vận động các ngân hàng thương mại giảm tiếp, giảm nhiều hay ít là tuỳ theo năng lực tài chính của từng ngân hàng".
Bên cạnh đó, việc giãn/hoãn nợ cho doanh nghiệp là việc cần thiết, sắp tới sẽ triển khai. Tuy nhiên, việc giãn/hoãn nợ phải phù thuộc vào ngành nghề, tránh trường hợp xảy ra nợ xấu, hay dẫn đến thiếu sự ổn định an toàn về tín dụng.
| Nỗ lo suy thoái kinh tế vẫn treo 'lơ lửng' tại Mỹ, Fed đang tiến gần đến 'lớp băng mỏng' Hơn 2/3 những chuyên gia tham gia khảo sát này của NABE cho rằng, lạm phát tại Mỹ sẽ vẫn ở trên mức 4% vào ... |
| SpaceX, Netflix, Boeing và hàng loạt 'đại bàng' Mỹ sắp tới Việt Nam làm điều này Đoàn doanh nghiệp Mỹ “lớn nhất từ trước đến nay” sẽ tới Việt Nam trong tuần này để thảo luận về các cơ hội đầu ... |
| Chuyên gia Đức: Lạc quan về kinh tế Việt Nam Chia sẻ với TG&VN, Tiến sĩ người Đức Rainer Zitelmann khẳng định, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những cường quốc kinh ... |
| Chuyên gia Hàn Quốc: Kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác Ngày 27/3, The Korea Herald đăng nội dung phỏng vấn ông Kim Jong-seok, Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam có trụ sở ... |
| TS. Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp Mỹ ‘gõ cửa’ tăng trưởng xanh, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm! Đoàn doanh nghiệp Mỹ “hùng hậu” nhất đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư đã mở ra triển vọng về nguồn FDI trong ... |