Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 5/2023? (Nguồn: Tạp chí Tài chính) |
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Các chuyên gia tài chính phân tích, lãi suất tiết kiệm từ cuối năm 2022 đã tăng nhanh ở các kỳ hạn dài. Tuy nhiên, từ tháng 2/2023 nhiều ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất huy động. Chính vì vậy, người gửi tiết kiệm nên tùy thuộc vào mục đích sử dụng dòng tiền của mình để quyết định chọn kỳ hạn ngắn hay dài.
Ví dụ, với người xem tiết kiệm là khoản tích góp dài hạn có thể chọn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Trong khi những người có kế hoạch đầu tư thay vì để tiền trong ngân hàng sẽ ưu tiên chọn kỳ hạn 6 tháng.
Nếu có tiền nhàn rỗi, chưa có kế hoạch sử dụng, thì người dân nên chọn gửi dài hạn vì mức lãi suất hiện nay vẫn đang khá tốt và hiện lãi suất đang xu hướng giảm. Vì vậy, nếu gửi dài hạn (khoảng 12 tháng) thì người gửi sẽ được lợi vì mức lãi suất cao.
Còn nếu có kế hoạch sử dụng tiền trong ngắn hạn thì nên gửi kỳ hạn 6 tháng. Hiện đây là kỳ hạn có mức lãi suất khá tốt, thậm chí không thấp hơn nhiều so với kỳ hạn 1 năm. Có một số ngân hàng đang để lãi suất 2 kỳ hạn này gần như tương đương nhau.
Với những người có kế hoạch sử dụng tiền bất cứ lúc nào thì chỉ nên chọn kỳ hạn 1-3 tháng.
Ghi nhận của TG&VN đến ngày 30/4, Ngân hàng Xây dựng (CB) tiếp tục dẫn đầu danh sách ngân hàng lãi suất cao nhất.
Xếp ở vị trí thứ 2 là ABBANK với mức lãi suất cao nhất lên tới 9,2% ở kỳ hạn 24 tháng.
Ở vị trí thứ 3 là OCB với mức lãi suất cao nhất là 9,1% ở kỳ hạn 24 tháng.
Thống kê các ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? (Nguồn: Trà My/Lao Động) |
Lãi suất giảm, người dân vẫn không dám vay
Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều 25.4, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ về việc hỗ trợ tích cực tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành rất linh hoạt.
“Các công cụ gì, dư địa gần như đã bung ra hết và được sử dụng tối đa”, Phó Thống đốc nêu rõ.
Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành bảo đảm thanh khoản tốt, “không có chuyện thiếu vốn, thiếu room tín dụng”. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay có 2 lần giảm lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại cũng giảm lãi suất cả đầu vào lẫn đầu ra.
Đối với bất động sản, “chưa bao giờ siết tín dụng” mà chỉ kiểm soát chặt chẽ rủi ro một số lĩnh vực bất động sản, còn vẫn thực hiện cho vay tiêu dùng, hỗ trợ nhà ở xã hội. Đặc biệt, ngân hàng đã thực hiện giãn hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ khi vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN. Đây được cho là cứu cánh với cộng đồng doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng đang chậm lại, đến ngày 20.4, mới đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022 và chỉ bằng 1/3 so với mức 6,46% của cùng kỳ năm 2022. “Hầu hết ngân hàng có mức độ tăng trưởng tín dụng còn thấp, chỉ quanh 2%, thậm chí là 1%”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ.
Theo đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - một trong những đơn vị tăng trưởng tín dụng dưới 2%, nguyên nhân không phải do cơ chế, chính sách mà do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức hấp thụ của nền kinh tế bị suy giảm.
Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Ngân hàng Vietinbank Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, bản chất tăng trưởng tín dụng thấp bởi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Hiện, nhiều doanh nghiệp “dù có đưa tiền cũng không có cơ hội làm ăn”, nhất là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không có đơn hàng.
Song song với đó, mặc dù ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, song người dân vẫn e ngại, không dám vay, vì họ không thể biết thu nhập trong tương lai sẽ thế nào trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng nhấn mạnh: “Tất cả các chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thì hệ thống ngân hàng thương mại đều tập trung nguồn lực thực hiện”.