Mô hình tên lửa hành trình siêu thanh được trưng bày tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 13 ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc vào ngày 28/9. (Nguồn: AFP) |
Tuần trước, tờ FT đưa tin, Trung Quốc đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 8, nhưng tên lửa này đã bắn trượt mục tiêu, đồng thời cho biết thêm, tình báo Mỹ đã mất cảnh giác trước vụ thử này.
Về phần mình, chính phủ Trung Quốc bác bỏ thông tin trên, gọi vụ thử là một cuộc thử nghiệm tàu vũ trụ thông thường, trong khi Mỹ từ chối bình luận về vấn đề này.
Theo thông tin mới nhất được trích dẫn từ bốn nguồn thạo tin, vụ thử đầu tiên được tiến hành vào ngày 27/7 chứ không phải tháng 8, liên quan một hệ thống "bắn phá quỹ đạo phân đoạn" để phóng một "phương tiện bay siêu thanh" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân xung quanh hành tinh.
Còn vụ thử nghiệm thứ hai được cho là đã được tiến hành vào ngày 13/8, song FT không cung cấp thông tin chi tiết về loại vũ khí được sử dụng.
Cùng ngày, tại căn cứ quân sự Andrews gần Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ lo ngại về những thông tin trên.
Trong khi đó, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng, chính quyền Mỹ không bình luận về những tin tức nói đến việc Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh mới, nhưng bày tỏ quan ngại thông qua các kênh ngoại giao về những thành quả phát triển quân sự của nước này.
Cũng trong ngày 21/10, Twitter của Nhà Trắng đăng tải phát biểu của người phát ngôn Karin Jean-Pierre nói: "Tôi sẽ không bình luận về bất kỳ thông tin cụ thể nào, tuy nhiên nói chung là chúng tôi đã chỉ rõ mối quan tâm của chúng tôi về những phương tiện quân sự mới của Trung Quốc, vốn sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và hơn thế nữa".
Ngày 22/10, trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik , Đại sứ lưu động thuộc Bộ Ngoại giao Nga Grigory Mashkov nhấn mạnh, nước này tin rằng, các quốc gia được xem là quan trọng trong lĩnh vực phát triển tên lửa, chẳng hạn như Trung Quốc, nên tham gia vào Cơ chế kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).
Tuy nhiên, Đại sứ Mashkov nêu rõ: "Nhìn chung, tư cách thành viên là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm và không được thảo luận công khai. Song cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên MTCR để một quốc gia trở thành một bên tham gia chính thức".
| Trung Quốc trì hoãn tiếp tế cho Trạm vũ trụ Thiên Cung Ngày 20/5, Trung Quốc đã tạm thời hoãn tiếp tế cho công tác xây dựng Trạm vũ trụ Thiên Cung vì lý do kỹ thuật. |
| Nguy cơ rơi mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc: Hàn-Mỹ thảo luận cách ứng phó, Washington có định bắn hạ? Ngày 7/5, Không quân Hàn Quốc cho biết, nước này và Mỹ đã thảo luận các biện pháp cùng nhau ứng phó với mảnh vỡ ... |