Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng vọt khiến người dân Sri Lanka quay về dùng bếp củi. Hình ảnh một phụ nữ dùng bếp củi nấu ăn tại một khách sạn ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: AFP) |
Thống kê cho thấy, chỉ số giá cơ bản - loại trừ các sản phẩm có mức biến động giá cao đã tăng tốc trở lại và tăng 7,49%, mức biến động cao nhất kể từ tháng 12/2000 khi chỉ số này lên đến 7,85%.
Giá dịch vụ kết thúc tháng 6/2022 ghi nhận mức tăng 4,76%, trong khi mức tăng của giá hàng hóa là 9,91%. Giá của các sản phẩm nông sản hoặc nhiên liệu đã tăng trung bình tới 9,47%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
Trong số các hàng hóa và dịch vụ cơ bản có sự thay đổi giá nổi bật và tác động mạnh tới chỉ số lạm phát chung là khoai tây và các loại củ khác (+28,62%); thịt gà (+3,35%); cam (24,85%) và điện (2,59%).
Tại Sri Lanka, ngân hàng trung ương vừa tăng các mức lãi suất chủ chốt lên 14,5% và 15,5% nhằm kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nước này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.
Tuyên bố của ngân hàng trung ương Sri Lanka nêu rõ, định chế tài chính này đã tăng lãi suất tiền gửi qua đêm thêm 100 điểm cơ bản lên 14,5%. Động thái này được cho là sẽ giúp các ngân hàng thu hút nhiều dòng vốn hơn.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Sri Lanka cũng tăng lãi suất cho vay qua đêm mà định chế này áp dụng đối với các ngân hàng thương mại thêm 100 điểm cơ bản lên mức 15,5%.
Ngân hàng trung ương Sri Lanka thông tin, sẽ cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để có thể kiềm chế hoàn toàn lạm phát, vốn đã tăng lên gần 55% vào tháng 6 năm nay, trong khi lạm phát lương thực vọt lên 80%.
Theo số liệu cập nhật, tăng trưởng kinh tế trong quý I của Sri Lanka đã sụt giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng thiếu nhiên liệu và điện đã tiếp tục kìm hoãn hoạt động kinh tế trong quý II/2022.
Giá cả của các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây và hầu hết người dân đang chật vật để trang trải cho các nhu cầu cơ bản của họ.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố vào tháng 5 năm nay, khoảng 70% hộ gia đình tại quốc gia Nam Á này đã phải giảm khẩu phần lương thực. Nhiều gia đình trông chờ vào nguồn trợ cấp gạo của chính phủ và các khoản từ thiện.