Các nhà đầu tư Phố Wall cho rằng, Fed đang áp dụng chính sách tiền tệ ổn định nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả hàng hóa. (Nguồn: Getty Images) |
Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) đã tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ sớm nối bước theo sau. Giới đầu tư đang dự đoán về khả năng Fed sẽ “tung đòn mạnh” đến mức nào.
Thị trường đang tìm kiếm manh mối khi Chủ tịch Fed Jerome Powel thông báo tổ chức buổi họp báo ngay sau cuộc họp vào ngày 25-26/1. Các nhà đầu tư không kỳ vọng Fed sẽ đưa ra động thái điều chỉnh lãi suất trong tuần này mà nhiều khả năng sẽ xảy ra vào cuộc họp diễn ra trong hai ngày 15-16/3.
Đây là lần đầu tiên Fed điều chỉnh lãi suất tính từ thời điểm ra quyết định hạ lãi suất xuống mức gần bằng 0% ngay khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Fed đã không tăng lãi suất kể từ tháng 12/2018.
Lãi suất cao đồng nghĩa với chi phí đi vay của các cá nhân và công ty sẽ cao hơn. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu chi tiêu của các cá nhân và tổ chức, khiến cho mức giá cả của hàng hóa càng tăng cao.
Các nhà đầu tư Phố Wall cho rằng, Fed đang áp dụng chính sách tiền tệ ổn định nhằm kiềm chế mức tăng của giá cả hàng hóa.
Tăng lãi suất quá nhanh có thể gây tổn hại nền kinh tế và dẫn đến tình trạng hỗn loạn hơn nữa trong bối cảnh thị trường chứng khoán đột nhiên trở nên nhạy cảm với các biến đổi của thị trường.
Giới đầu tư dự đoán 88% cơ hội Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp diễn ra vào ngày 16/3.
Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất mạnh hơn. Theo đó, 5% nhận định Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, trong khi 7% nói Fed sẽ không có hành động gì.
Nhà quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro Bill Ackman vào đầu tháng khẳng định, việc Fed tăng nửa điểm có thể giúp "khôi phục uy tín" với tư cách là cơ quan đưa ra các chính sách kiềm chế lạm phát. Đây sẽ là một "động thái bất ngờ gây quan ngại đối với thị trường và điều này chứng tỏ quyết tâm kiềm chế lạm phát của Fed".