Làm rõ chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, sáng 19/6, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao về việc bổ nhiệm 2 Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao và thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin nhap 20170619161820 Tuần này, Quốc hội biểu quyết về sân bay Long Thành
tin nhap 20170619161820 Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Cuba thăm và làm việc tại Bến Tre

Nhiều ý kiến khác nhau về phân loại rừng

Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), các đại biểu đánh giá việc sửa đổi Luật là rất cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, thống nhất các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và phát triển ngành lâm nghiệp bền vững; thể chế hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu tài nguyên thiên nhiên, đường lối chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội liên quan bảo vệ và phát triển rừng.

tin nhap 20170619161820
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình và làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng một số nội dung còn chưa thống nhất với quy định của pháp luật liên quan về Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đầu tư. Vì thế, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, chỉnh sửa về phạm vi điều chỉnh, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành trong việc quản lý để tránh chồng chéo, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà Việt Nam là thành viên.

Về vấn đề phân loại rừng (Điều 5), đa số ý kiến đồng tình với quy định 3 loại rừng như trong dự án Luật gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) nêu rõ, việc phân loại như vậy là phù hợp, thuận tiện cho sắp xếp tổ chức trong ngành lâm nghiệp cũng như thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, đổi mới và phát triển rừng quốc gia.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cách phân loại như trên chưa thực sự phù hợp cho quản lý và mang tính khoa học cao.

Đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) cho rằng quy định như dự án Luật mới đề cập đến phân loại rừng theo mục đích sử dụng rừng thuần túy về kỹ thuật của ngành lâm nghiệp mà chưa rõ tính chất sử dụng đặc thù của rừng gắn với chủ thể, chủ rừng là cộng đồng dân cư các dân tộc như rừng tâm linh, tín ngưỡng, rừng bảo vệ nguồn nước, rừng biên giới...

Đại biểu Nguyễn Văn Man (Quảng Bình) đề nghị chỉ nên phân loại thành 2 loại rừng: Rừng bảo vệ và rừng kinh tế, trong đó rừng bảo vệ gồm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, còn rừng kinh tế là rừng trồng, sản xuất.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Man, việc quy định như vậy phù hợp với phân loại của nhiều nước trên thế giới, thuận lợi trong hợp tác quốc tế và trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, việc phân chia rừng bảo vệ và rừng kinh tế rất dễ hiểu, tránh việc người dân không hiểu biết, vi phạm pháp luật.

"Mặt khác, việc phân loại thành 3 loại rừng như dự án Luật buộc phải có các cơ chế, chính sách, mô hình khác nhau theo việc quản lý, bảo vệ, sử dụng phù hợp với từng loại rừng trong khi bản thân mỗi loại rừng đều hàm chứa các chức năng là phòng hộ, đặc dụng và sản xuất," đại biểu Nguyễn Văn Man nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng để người dân dễ hiểu và dễ thực hiện, dự án Luật chỉ nên phân loại thành rừng bảo vệ và rừng sản xuất. Trong rừng bảo vệ có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và một số rừng đặc chủng theo biên giới. Nội dung này cần được quy định rõ trong dự án Luật để Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chính xác.

Giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết mục đích phân loại rừng là tạo khung pháp lý cho công tác quy hoạch, hoạch định chính sách quản lý rừng có hiệu quả, phù hợp với chức năng cơ bản của các khu rừng, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong các quy định của hệ thống pháp luật, nhất là chế định về phân loại đất tại Luật Đất đai. Việc thay đổi phân loại rừng chắc chắn sẽ gây xáo trộn về cơ chế quản lý, đòi hỏi phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan và phải mất nhiều năm mới ổn định. Một số khu rừng phòng hộ chuyển thành rừng bảo vệ sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vì lý do bảo vệ, bảo tồn rừng.

Nghiên cứu pháp luật quốc tế cho thấy, việc phân loại rừng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của quốc gia đó và các tổ chức quốc tế không khuyến nghị quy định phân loại rừng chung đối với các quốc gia.

“Chúng tôi sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về thể chế hóa quy định rừng biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư để bổ sung, hoàn thiện luật trong thời gian tới,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Làm rõ chính sách về bảo vệ và phát triển rừng

Các đại biểu Quốc hội đánh giá để khuyến khích, hỗ trợ chủ rừng, đặc biệt đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ trồng rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, giao khoán việc bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

tin nhap 20170619161820
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Lâm Thành phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Qua thời gian thực hiện, các chính sách này đã phát huy tác dụng, cần được xem xét luật hóa. Vì thế, trong dự án Luật này cần bảo đảm quy định được các chính sách cụ thể về bảo vệ và phát triển rừng, tránh quy định mang tính chung chung như tại Khoản 3 Điều 64, Điều 79 và Điều 89.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi trong việc đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng, các đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo bổ sung một số quy định cụ thể trong dự thảo Luật về chính sách đối với bảo vệ và phát triển rừng; xem xét bổ sung quy định để người dân sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được chia sẻ những lợi ích từ rừng, như tham gia bảo vệ rừng và được hưởng các lợi ích của chính sách bảo vệ và phát triển rừng, có quyền tiếp cận rừng, khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen dưới tán rừng… nhưng không làm ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học rừng.

Nhấn mạnh cuộc sống của người dân gắn chặt với rừng, đại biểu Mùa A Vảng (Điện Biên) cho rằng chỉ khi nào người dân thấy bảo vệ rừng đảm bảo cuộc sống của họ thì rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn. Thực tế, khi Nhà nước thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng thì rừng đã xanh tươi trở lại.

Theo đại biểu Mùa A Vảng, các quy định như trong dự án Luật là chưa đủ, chưa khuyến khích và chưa nâng cao trách nhiệm của người dân tham gia bảo vệ rừng; cần quy định cụ thể hơn chính sách của Nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, đại biểu Mùa A Vảng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ rừng, tái sinh rừng tự nhiên đồng thời giao Chính phủ quy định chính sách đặc thù cho vùng, miền để bảo vệ tốt rừng, khu vực xung yếu, biên giới và khu vực cung cấp các nguồn nước chính cho các thủy điện lớn”.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng, dự án Luật không có điều khoản quy định riêng về chính sách Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng mà quy định rải rác ở các nội dung khác nhau. Vì thế đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị dự án Luật cần có điều khoản quy định riêng về vấn đề này và bổ sung thêm những nội dung còn thiếu như ưu tiên đầu tư, khuyến khích chính sách khoa học công nghệ, chính sách đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số là những người gắn bó mật thiết với rừng.

Tán thành quan điểm này, đại biểu Võ Đình Tín cho rằng trong thời gian qua có nhiều bất cập trong quản lý, phát triển và bảo vệ rừng, đặc biệt cơ chế phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc còn hạn chế. “Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng rất hiệu quả, nhưng dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) chưa quy định vấn đề này. Do vậy, "đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp về việc ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo cho đồng bào có thể sống được bằng nghề rừng,” đại biểu Võ Đình Tín nhấn mạnh.

Trước đó, với 83,1% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao về việc bổ nhiệm hai Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đối với ông Lê Hồng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang và ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

tin nhap 20170619161820
Tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền tố cáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 16/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu ...

tin nhap 20170619161820
Các phiên chất vấn tại Quốc hội diễn ra dân chủ, thẳng thắn

Chiều 15/6, sau phần Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu làm rõ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại ...

tin nhap 20170619161820
Y tế cơ sở: Phân tán và lãng phí ngân sách

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 14/6, vấn đề y tế cơ sở là “chủ điểm” được các đại biểu Quốc ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Philippines kêu gọi trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc, LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ phải dừng lại tại Dải Gaza, Cuba tố Mỹ bảo vệ khủng bố ...
Đại sứ Nguyễn Văn Trung trình Thư ủy nhiệm lên Đại diện Nhà vua Anh Charles III tại Quần đảo Cook

Đại sứ Nguyễn Văn Trung trình Thư ủy nhiệm lên Đại diện Nhà vua Anh Charles III tại Quần đảo Cook

Đại sứ Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Quần đảo Cook.
Thi lớp 10 tại Hà Nội: Điểm danh những trường công lập có tỉ lệ chọi thấp nhất

Thi lớp 10 tại Hà Nội: Điểm danh những trường công lập có tỉ lệ chọi thấp nhất

Hà Nội vừa công bố số học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của các trường THPT công lập không chuyên năm nay.
Người đẹp gốc Việt được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023

Người đẹp gốc Việt được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023

Savannah Gankiewicz, mỹ nhân có bà nội là người Việt Nam, vừa được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023 sau khi Hoa hậu Noelia Voigt bỏ danh hiệu.
XSMB 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. dự đoán XSMB 11/5/2024

XSMB 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. dự đoán XSMB 11/5/2024

XSMB 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 11/5/2024. SXMT 11/5/2024

XSMT 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 11/5/2024. SXMT 11/5/2024

XSMT 11/5 - Kết quả xổ số ngày 11 tháng 5. SXMT 11/5. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5. xổ số miền ...
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động