Làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức

Nhất Phong
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được kỳ vọng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức lên tầm cao mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức
Việt Nam - Đức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2011.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 23-24/1. Chuyến thăm của vị Nguyên thủ Đức được kỳ vọng tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức lên tầm cao mới.

Hiệu quả, toàn diện

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 23/9/1975, quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Đức ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel, tháng 10/2011, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, tạo động lực thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực thế mạnh của Đức và Việt Nam có nhu cầu. Hai nước đã ký nhiều hiệp định, mở ra nhiều cơ chế hợp tác hiệu quả như: Đối thoại chiến lược, Tham khảo chính sách đối ngoại, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học-công nghệ… nhằm tăng cường hợp tác, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau...

Làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 11/2022. (Nguồn: TTXVN)

Tại các diễn đàn đa phương, hai bên phối hợp chặt chẽ, nhất là tại Liên hợp quốc và các cơ chế đa phương khác như ASEM, ASEAN-Đức, ASEAN-EU. Đức tích cực ủng hộ quan điểm về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trong bức tranh tươi sáng của quan hệ hai nước, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cũng như hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành khác không ngừng được thúc đẩy thì hợp tác kinh tế là một điểm sáng ấn tượng của quan hệ Việt Nam - Đức.

Hiện Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), với khoảng gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU, và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và lớn thứ 6 của Đức ở châu Á. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Đức đã có sự tăng trưởng rất ấn tượng, từ 4,11 tỷ USD năm 2010 lên gần 12 tỷ USD năm 2023.

Nên kinh tế lớn của EU cũng coi Việt Nam là thị trường tiềm năng phát triển nhanh ở khu vực châu Á. Đến cuối năm 2023, Đức có 463 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,68 tỷ USD, đứng thứ 17/144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện có trên 350 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia như: Siemens, B. Braun, Messer, Mercedes-Benz, Bilfinger, Bosch, Deutsche Bank, Allianz...

Làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nhân dịp hai nhà Lãnh đạo tham dự Lễ Đăng quang Nhà vua Anh Charles III, tại Vương quốc Anh, tháng 5/2023. (Nguồn: VOV)

Đồng thời, Đức hiện cũng là quốc gia cung cấp viện trợ phát triển (ODA), với tổng trị giá trên 2 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Trong Chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030 (BMZ 2030), Đức xác định Việt Nam là Đối tác toàn cầu, tập trung ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ khí hậu và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo, đào tạo nghề và y tế. Trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vaccine cùng nhiều thiết bị y tế, góp phần hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh.

Giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực trọng tâm hợp tác của hai nước. Hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam nhận học bổng nghiên cứu tại Đức và khoảng 7.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Đức. Hai nước cũng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trường Đại học Việt Đức là một trong những biểu tượng hợp tác giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.

Trong hợp tác văn hóa, năm 1997, Đức thành lập Trung tâm Văn hóa Đức (Viện Goethe) tại Hà Nội, một địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, các hoạt động giao lưu văn hóa-nghệ thuật giữa hai nước diễn ra rất sôi động.

Không dừng lại ở đó, Đức còn hỗ trợ Việt Nam thực hiện một số dự án về bảo tồn, phục chế các di sản văn hóa tại cố đô Huế... Về du lịch, từ ngày 15/8/2023, Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân Đức đi du lịch Việt Nam trong thời gian 45 ngày. Đức nằm trong nhóm 10 thị trường có mức chi tiêu lớn nhất của Du lịch Việt Nam.

Đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cộng đồng người Việt Nam tại Đức với gần 200.000 người, sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ Đức. Thế hệ người Việt thứ hai ở Đức hội nhập khá thành công, được chính quyền sở tại đánh giá cao so với các cộng đồng nhập cư ở Đức.

Tiếp tục đồng hành

Phát biểu tại Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt Nam-Đức diễn ra dưới sự chủ trì Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tháng 11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Kết quả hợp tác kinh tế giữa hai bên những năm qua là đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng các đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Đức tại Hội nghị bàn tròn Doanh nghiệp Việt Nam- Đức, tháng 11/2022. (Nguồn: TTXVN)

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định "Việt Nam cam kết luôn chia sẻ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Đức đầu tư kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam trên tinh thần hài hòa về lợi ích, chia sẻ khó khăn, rủi ro. Thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi".

Nhận định về dư địa hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Đức, trong trả lời báo chí trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Đức, Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner cũng khẳng định: Đức mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Đức coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ". Đại sứ Guido Hilder cho rằng, có hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong thời gian tới giữa hai nước. Đó là chuyển đổi năng lượng và hợp tác lao động. Đức muốn hỗ trợ Việt Nam hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo và loại bỏ các nguồn năng lượng hóa thạch và than đá.

Đức còn là một trong những quốc gia phát triển, tiên phong thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam, nhằm đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Lĩnh vực nữa mà vị Đại sứ Đức tại Hà Nội đề cập đến là hợp tác lao động Việt Nam, tuyển dụng lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao cho nước Đức, mang đến cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam, theo tinh thần cùng thắng như thông điệp mà Thủ tướng Việt Nam đề cập.

Với những nỗ lực, quyết tâm của hai bên và trên hết là tình hữu nghị bền chặt của nhân dân hai nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, chuyến thăm của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ tạo thêm động lực mạnh mẽ, thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư-thương mại giữa hai nước, là chất kích thích mới đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới.

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức sắp thăm Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 18/1, nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ ...

Chuyên gia: Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống CHLB Đức là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ song phương

Chuyên gia: Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống CHLB Đức là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ song phương

Sau khi nghe tin Tổng thống Đức sang thăm Việt Nam, cộng đồng người Việt rất phấn khởi và vui mừng vì đây là tín ...

Cựu Đại sứ Đức Rolf Schulze: Tổng thống Steinmeier luôn quan tâm sâu sắc đến Việt Nam

Cựu Đại sứ Đức Rolf Schulze: Tổng thống Steinmeier luôn quan tâm sâu sắc đến Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Đức là minh chứng cho mối quan hệ song phương thân thiết và hữu nghị.

Tiểu sử Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier

Tiểu sử Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 23-24/1, theo lời ...

Đối tác chiến lược HDI Global SE-PVI: 'Mối lương duyên' tốt đẹp trong quan hệ đầu tư Việt Nam-Đức

Đối tác chiến lược HDI Global SE-PVI: 'Mối lương duyên' tốt đẹp trong quan hệ đầu tư Việt Nam-Đức

Sự hợp tác và đầu tư giữa Talanx/HDI của Đức và PVN của Việt Nam vào Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings) được đánh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; La Liga - Getafe vs Valladolid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11 và sáng 23/11: Lịch thi đấu Bundesliga - Munich vs Augsburg; Ligue 1 - Paris Saint-Germain vs Toulouse...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động