TIN LIÊN QUAN | |
Giúp đỡ người nghiện hòa nhập với xã hội | |
Phó Thủ tướng Thường trực tiếp Chánh án Toà án Tối cao Singapore |
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Phạm Ngọc Thưởng, năm 2016 dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, an sinh xã hội của tỉnh đều đạt những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,06%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Lạng Sơn. |
UBND tỉnh đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện ngay 3 chương trình phát triển kinh tế trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách được chỉ đạo quyết liệt. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.263 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt kết quả tích cực với 1.344 tỷ đồng, bằng 123,3% dự toán, tăng 23,6%. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, chi ngân sách vẫn đáp ứng được các nhiệm vụ chi thường xuyên, dành vốn cho đầu tư phát triển, thanh toán nợ đến hạn và đáp ứng các khoản chi đột xuất...
Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong năm, thành lập mới 380 doanh nghiệp, tăng 6,6%, với tổng vốn đăng ký trên 2.400 tỷ đồng; toàn tỉnh hiện có 2.300 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động, nộp ngân sách Nhà nước 550 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới, đã thành lập quỹ đầu tư phát triển để huy động nguồn lực đầu tư. Công tác thu hút đầu tư đạt một số kết quả tích cực. Trong năm đã quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 33 dự án với tổng vốn 7.500 tỷ đồng, trong đó có dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi tuyết Mẫu Sơn với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Trong năm đã hoàn thành, đưa vào hoạt động một số dự án về thủy điện, chế biến gỗ công nghệ cao...
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.310 tỷ đồng, tăng 7,4%. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, đã thu hút được 2,51 triệu lượt khách, tăng 6,8%, doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 860 tỷ đồng, tăng 3%.
Vẫn theo Chủ tịch UBND tỉnh, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục được kiềm chế và giảm hơn năm 2015. Tỉnh đã ngăn chặn triệt để gia súc, gia cầm nhập lậu qua biên giới, không hình thành đường dây, tụ điểm nóng về buôn lậu. Năm 2016 đã kiểm tra, xử lý 3.371 vụ (giảm 2,5% số vụ so với năm 2015), trong đó có 2.298 vụ vi phạm hàng nhập lậu, hàng cấm, 971 vụ gian lận thương mại, 102 vụ hàng giả. Tiền phạt vi phạm hành chính 14,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu ước tính 51 tỷ đồng. Hàng hóa tịch thu chủ yếu là thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm, hàng giả, hàng cấm các loại... Điển hình là vụ bắt giữ hàng nhập lậu trên tuyến tàu khách Đồng Đăng- Hà Nội thu giữ 134 mặt hàng với 58.576 đơn vị sản phẩm trị giá ước tính 2,5 tỷ đồng, chủ yếu là hàng giả, hàng vi phạm nhãn mác.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm hỏi các lực lượng chống buôn lậu tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. |
Phát biểu tại cuộc làm việc sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lạng Sơn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương, đánh giá cao những kết quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đạt được trong thời gian qua. Đây chính là nền tảng quan trọng để tỉnh Lạng Sơn phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.
Về nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị tỉnh Lạng Sơn tập trung làm tốt một số nội dung trọng tâm lớn như sau:
Tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI và Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2017, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị, tỉnh Lạng Sơn cần tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, xúc tiến thương mại biên giới, phát triển thị trường và thu hút đầu tư FDI chất lượng cao, công nghệ cao; đồng thời tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhất là kinh tế biên mậu với nước láng giềng Trung Quốc có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn so với các địa phương khác.
Bên cạnh đó, tỉnh cần kêu gọi đầu tư, phát triển mạnh mẽ kinh tế du lịch với các thắng cảnh, di tích nổi tiếng như khu du lịch Mẫu Sơn, từng bước tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách để Lạng Sơn phát triển với các giải pháp hết sức quyết liệt, phát huy vai trò của cấp uỷ và người đứng đầu. Cấp uỷ, chính quyền cần nỗ lực xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, đoàn kết, phát triển để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Tập trung khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Năm 2017, phấn đấu thành lập thêm 500 doanh nghiệp, đến năm 2020 có khoảng 3.700 doanh nghiệp (hiện nay là 2.300 doanh nghiệp).
Theo đó, triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động của tỉnh, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chương trình hành động của CP triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng và dịch vụ du lịch. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý chặt chẽ và sử dụng ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước. Có giải pháp sáng tạo trong việc xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư.
“Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp, làng nghề để chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, tăng mức độ che phủ rừng, có cơ chế chính sách hướng dẫn người dân để đào tạo nghề kỹ năng để người dân bảo vệ rừng, sống được với nghề rừng”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
Bên cạnh đó, Lạng Sơn tiếp tục tăng cường phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa-xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm. Thực hiện tốt an sinh xã hội, các chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo; đẩy mạnh xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân trong các khu công nghiệp cũng như chăm lo tốt chính sách với người có công.
Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện, nếu tỉnh thấy vướng mắc vấn đề gì thì đề xuất, kiến nghị tháo gỡ như cơ chế “một cửa, một lần dừng”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các cấp ủy đảng, chính quyền phải đề cao trách nhiệm công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, hướng đến nền hành chính kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan.
Nâng cao chất lượng xử lý thông tin phản hồi của các doanh nghiệp, người dân; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo công tác tiếp công dân; phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập quốc tế; tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc).
Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn khu vực biên giới. Chấp hành nghiêm quy định về sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương; ngăn chặn, kiềm chế tai nạn giao thông; phòng ngừa và đấu tranh làm giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, không để hình thành tội phạm có tổ chức; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm; tăng cường kiểm soát, bình ổn thị trường; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh vững chắc.
“Đặc biệt, các lực lượng chức năng phải kiểm soát chặt chẽ các đường mòn lối mở để ngăn chặn không để gia cầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào nội địa, nhất là tình hình cúm H7N9 đang bùng phát hiện nay. Kiên quyết không để hình thành các băng nhóm buôn lậu, các tụ điểm tập kết hàng lậu trong địa bàn. Tập trung giáo dục, nâng cao ý thức và phẩm chất của cán bộ làm nhiệm vụ cũng như xử lý nghiêm những trường hợp bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu. Có giải pháp nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới để không vận chuyển hàng lậu qua biên giới”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lạng Sơn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giao các bộ, ngành tiếp thu, giải trình, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển bền vững.
Tập trung nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Chiều 9/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ... |
Biểu dương bắt giữ vụ vận chuyển 8kg ma túy tổng hợp tại Tân Sơn Nhất Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia biểu dương các đơn vị chức năng phát hiện, bắt giữ ... |
Bộ Công Thương đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Sáng 9/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ... |