Bitcoin trở thành tài sản lớn thứ tám thế giới. (Nguồn: Fif.vn) |
Nhiều người ủng hộ đồng bitcoin thậm chí còn đang “ngó nghiêng” vị trí của vàng, tài sản giá trị nhất thế giới với giá trị vốn hóa thị trường 14.700 tỷ USD.
Để “leo” lên vị trí này, bitcoin phải tăng hơn gấp 10 lần lên trên 720.000 USD/bitcoin.
Theo báo cáo của CoinDesk, trong đợt tăng giá lịch sử này, bitcoin đã vượt giá trị vốn hóa thị trường của Meta hiện ở mức 1.200 tỷ USD và đang trên đà chinh phục mục tiêu tiếp theo là Alphabet, công ty mẹ Google, với mức định giá hiện tại gần 1.700 tỷ USD.
Tin liên quan |
Bộ Tài chính Mỹ 'mổ xẻ' đề xuất ngân sách của Tổng thống Biden, nhấn mạnh về nguồn thu thuế |
Một báo cáo gần đây của CoinShares International cho biết lượng vốn đổ vào các tài sản kỹ thuật số đã đạt mức cao kỷ lục 2,7 tỷ USD trong tuần trước, trong đó một phần lớn hướng đến bitcoin.
Theo công ty phân tích tiền số Kaiko Research, sự khởi sắc của đồng bitcoin đang tạo ra khoảng 1.500 triệu phú mới mỗi ngày.
Chuyên gia Fiona Cincotta của công ty tài chính City Index cho biết thị trường tiền số đã tăng đến 350% từ mức thấp của năm 2022 và hầu như chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bà dự đoán, 100.000 USD/bitcoin có thể là “mục tiêu tự nhiên tiếp theo” của bitcoin, song vẫn cảnh báo rằng đồng tiền này có thể rớt giá nhanh như đà tăng của nó.
Giá Bitcoin liên tục tăng trong bối cảnh sự kiện được gọi là "Halving" chuẩn bị diễn ra, khi đó nguồn cung bitcoin sẽ giảm, thúc đẩy xu hướng tăng giá của đồng tiền điện tử này.
Halving là sự kiện cắt giảm 50% phần thưởng của "thợ đào" bitcoin và diễn ra 4 năm một lần. Theo đó, tháng 4 tới sẽ diễn ra một đợt Halving.
Bitcoin lập kỷ lục mới một phần cũng nhờ việc Cơ quan Quản lý tài chính của Anh (FCA) thông báo sẽ cho phép phát hành chứng khoán liên quan tiền điện tử.
Đầu năm nay, chính quyền Mỹ đã "bật đèn xanh" cho các Quỹ giao dịch hoán đổi bitcoin (ETF) giao ngay tạo thuận lợi để các nhà đầu tư chính thống dễ dàng bổ sung đơn vị này vào danh mục đầu tư của họ.
| Hàn Quốc: Đà phục hồi kinh tế chậm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận lực cầu trong nước giảm, trong khi xuất khẩu gia tăng nhờ nhu cầu về chất bán dẫn. |
| Ấn Độ ký hiệp định thương mại tự do với 4 nước thành viên EFTA Theo thống kê, trong tài khóa 2022-2023, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và 4 nước EFTA là 18,65 tỷ USD, thấp hơn mức ... |
| Nhật Bản: Nền kinh tế 'né' suy thoái; chỉ số Nikkei 225 cao kỷ lục, người dân 'ngó lơ' Ngày 11/3, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, nền kinh tế nước này đã thoát khỏi suy thoái, nhờ Tổng sản phẩm quốc ... |
| Căng thẳng Biển Đỏ gây sức ép lên các nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nước nào chịu tác động nặng nề nhất? Số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, chỉ trong hai tháng đầu năm, hoạt động thương mại trên kênh đào Suez ... |
| Bộ Tài chính Mỹ 'mổ xẻ' đề xuất ngân sách của Tổng thống Biden, nhấn mạnh về nguồn thu thuế Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất danh mục chi tiêu ước tính trị giá 7.300 tỷ USD với nhiều ... |