Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không diễn ra đúng với kế hoạch ban đầu. (Nguồn: Getty) |
Bộ trưởng Austin nói: “Nhiều giả định của họ đã không được chứng minh là đúng khi họ bước vào chiến dịch quân sự này".
Theo vị quan chức quốc phòng Mỹ, binh sĩ Nga đã mắc một số sai lầm và phải đối mặt với các vấn đề về hậu cần.
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu được phát sóng truyền hình trực tiếp tại sân vận động có sức chứa 80.000 người, ở Luzhniki, thủ đô Moscow, nhân dịp kỷ niệm 8 năm sáp nhập bán đảo Crimea. Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga đã nêu lý do, cũng như mục đích của chiến dịch quân sự đang triển khai tại Ukraine.
"Chúng ta biết chúng ta cần làm gì, làm như thế nào và phải đánh đổi gì. Chúng ta chắc chắn sẽ hoàn thành tất cả các kế hoạch đề ra", Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, chiến dịch quân sự ở Ukraine là cần thiết bởi "Mỹ lợi dụng Ukraine để đe dọa Nga" và bởi Moscow cần bảo vệ những người nói tiếng Nga ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine trước các mối đe dọa. Ông cho rằng, những người ở vùng ly khai Donbass đã phải hứng chịu các cuộc pháo kích, không kích của quân đội Ukraine kể từ năm 2014.
Trước đó, sau nhiều tuần tăng quân dọc theo biên giới với Ukraine và đấu tranh ngoại giao với phương Tây, Nga đã chính thức công bố kế hoạch tấn công Ukraine. Ngay trước rạng sáng 24/2 tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tiến hành các hoạt động quân sự ở miền Đông Ukraine.
Các chuyên gia hiện vẫn chưa đồng thuận về nguyên nhân thúc đẩy Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, song có một số yếu tố có khả năng khiến Moscow đi đến quyết định này. Phần lớn các yếu tố đều liên quan đến những lo ngại lâu nay của Nga về vấn đề an ninh trong khu vực, cũng như nỗi lo Ukraine ngày càng trở nên xa rời ảnh hưởng của Moscow.
Vào tháng 12/2021, Nga đã gửi một danh sách các đề xuất an ninh cho Mỹ, kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngừng mở rộng về phía Đông, phương Tây nên chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine và cấm triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu. Moscow cũng đe dọa sử dụng vũ lực quân sự nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Điều mà Nga đặc biệt lo ngại là viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO, khả năng này đã được Mỹ đưa ra trong nhiều năm, song không có mốc thời gian rõ ràng.
| Xung đột Nga-Ukraine: Berlin mới chuyển được phần nhỏ số tên lửa đã cam kết vì có khó khăn riêng Đầu tháng 3 này, chính phủ Đức cam kết sẽ chuyển 2.700 tên lửa phòng không Strela cho Kiev. Tuy nhiên, theo báo WaS của ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Nền kinh tế Nga đứng trước sự sụp đổ? Khi phải đối mặt trực tiếp với các lệnh trừng phạt của nước ngoài, đồng nội tệ (Ruble) của Nga chịu áp lực giảm mạnh, ... |