Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). (Nguồn: Reuters) |
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, quyết định này nhằm "bảo vệ Israel", trong bối cảnh Tel Aviv đang cân nhắc đáp trả Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 1/10.
Mỹ cũng khuyến cáo Israel thận trọng trong phản ứng để tránh châm ngòi cho một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông. Ngoài ra, ông Biden công khai phản đối Israel tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, đồng thời lo ngại về tác động khi đánh vào hạ tầng năng lượng của Tehran.
Tin liên quan |
Ấn Độ thử thành công tên lửa đất đối không, Tổng thống Nga gửi lời quan trọng đến New Delhi |
Thiếu tướng Patrick Ryder, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho biết việc triển khai này là một phần trong "những điều chỉnh lớn mà Washington thực hiện nhiều tháng qua" nhằm hỗ trợ Israel, cũng như bảo vệ nhân viên Mỹ trước các cuộc tấn công từ Iran và lực lượng thân Iran.
Việc Mỹ triển khai binh sĩ tới Israel ngoài các cuộc diễn tập là điều hiếm gặp, bởi Israel vốn cũng có năng lực quân sự mạnh mẽ. Gần đây, khi Israel bị Iran tấn công, các binh sĩ Mỹ đã hỗ trợ Tel Aviv phòng thủ từ các tàu chiến và máy bay chiến đấu ở khu vực Trung Đông.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được kỳ vọng nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đáng gờm của Israel. Một khẩu đội THAAD cần khoảng 100 binh sĩ để vận hành, với sáu bệ phóng gắn trên xe tải, mỗi bệ mang tám tên lửa đánh chặn được hỗ trợ bởi radar cực mạnh.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cảnh báo Mỹ đang "đặt binh sĩ của mình vào nguy hiểm" khi vận hành các hệ thống tên lửa tại Israel.
Trong bài viết trên mạng xã hội X, ông Araqchi nhấn mạnh Iran "đã nỗ lực rất nhiều nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực, Tehran cũng không có lằn ranh đỏ nào để bảo vệ người dân và lợi ích của mình".
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Iran cố tránh một cuộc đối đầu trực diện với Mỹ nên việc Washington triển khai lực lượng tới Israel là một yếu tố mà Tehran sẽ phải cân nhắc trong tương lai.
Vào tháng 4/2024, Iran đã phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel. Đến ngày 1/10, nước này lại bắn hơn 180 tên lửa đạn đạo vào Tel Aviv trong bối cảnh leo thang xung đột giữa Israel và Hezbollah. Nhiều tên lửa đã bị đánh chặn, nhưng một số vẫn xuyên qua hệ thống phòng thủ.
Giới chức Mỹ không nêu rõ thời gian triển khai hệ thống THAAD tới Israel. Lần gần nhất hệ thống này triển khai tại Israel là vào năm 2019, nhằm phục vụ một cuộc diễn tập ở phía Nam nước này.
Hệ thống THAAD do Lockheed Martin, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Mỹ, phát triển và tích hợp để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Radar tiên tiến của hệ thống này do tập đoàn công nghệ Raytheon sản xuất.
| Hezbollah lần đầu pháo kích khu định cư Beit Hillel, Israel kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt Hezbollah đã giao tranh với các lực lượng Israel gần như hằng ngày. |
| Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với Sri Lanka Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong rằng, dù ở cương vị công tác nào, Đại sứ Sajeewa Umanga Mendis tiếp tục nỗ ... |
| Mỹ bán 54 tên lửa 'thống trị bầu trời tinh vi nhất thế giới' cho một quốc gia Đông Nam Á Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê duyệt hợp đồng bán 54 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-8 (AMRAAM) cùng thiết bị ... |
| Mỹ-Nhật-Hàn tuyên bố mở thêm cuộc tập trận 3 bên, Lầu Năm Góc lên tiếng sau khi Triều Tiên hé lộ bệ phóng tên lửa mới Ngày 10/9, các quan chức quốc phòng cấp cao của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tái khẳng định cam kết hợp tác an ... |