Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực sự ‘chậm mà chắc’? Nền kinh tế xứ bạch dương trên đà chiếm vị trí số 1 châu Âu

Hải An
Việc khó “chiều lòng” tất cả các quốc gia thành viên đã dẫn đến những cuộc đàm phán kéo dài và “làm loãng” biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ba Lan: EU đang thảo luận về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga (Nguồn: RIA Novosti)
Việc EU áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga diễn ra chậm chạp. (Nguồn: RIA Novosti)

Trong bài viết mới đây trên UK in a changing Europe, Tiến sĩ Francesca Batzella, giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế, Đại học Hertfordshire (Anh) phân tích về sự phát triển của các lệnh trừng phạt năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Chuyên gia này nhấn mạnh, trong khi EU “từ từ nhưng chắc chắn” mở rộng vai trò của mình, khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt đã bị hạn chế bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng của các quốc gia thành viên.

Sự chia rẽ sâu sắc

Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine (tháng 2/2022), EU phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Năm 2020, liên minh đã nhập khẩu 46,1% khí đốt tự nhiên từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc khác nhau trên khắp EU, với một số quốc gia như Litthuania, Slovakia và Hungary phụ thuộc nhiều hơn các nước khác.

Mặc dù vậy, EU vẫn có thể áp đặt các lệnh trừng phạt năng lượng Nga. Đây là hành động đáng kể và chưa từng có.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng Moscow diễn ra chậm chạp, với các biện pháp hạn chế đối với than, dầu và gần đây nhất là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên đã dẫn đến các cuộc đàm phán kéo dài và thường xuyên “làm loãng” các biện pháp.

Nhìn lại 2 năm qua, mọi người đều thấy rõ sự gia tăng của các biện pháp trừng phạt năng lượng Nga của EU, với các cuộc đàm phán tiết lộ những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên về chính sách năng lượng.

Sau khi nổ ra xung đột, cuộc tranh luận tập trung vào việc liệu Nga có nên bị trừng phạt ngay từ đầu hay không. Các quốc gia như Áo, Hungary và Italy muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt hạn chế hơn trong khi các quốc gia thành viên vùng Baltic và Trung-Đông Âu muốn cứng rắn và ngay lập tức.

Một luồng chia rẽ khác xuất hiện về việc nên nhắm mục tiêu vào nguồn năng lượng nào. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, có vẻ sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt nhắm vào hoạt động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, thì các thành viên khác - như Áo, Đức, Italy, Slovakia và những nước phụ thuộc vào năng lượng của Nga - lại phản đối các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ và than đá nhập khẩu.

Các biện pháp hạn chế đáng kể về năng lượng cuối cùng chỉ được thông qua trong gói trừng phạt thứ 5 (ngày 8/4/2022) với lệnh cấm mua, nhập khẩu hoặc vận chuyển than đá và các nhiên liệu hóa thạch rắn khác vào EU nếu chúng có nguồn gốc từ Nga hoặc được xuất khẩu từ nước này. Trong quá trình đàm phán, các quốc gia ít phụ thuộc vào than đá của Moscow đã thúc đẩy lệnh cấm vận ngay lập tức, trong khi những nước phụ thuộc nhiều hơn lại yêu cầu thời gian chuyển tiếp dài hơn.

Một số nhà lãnh đạo EU đã kêu gọi trừng phạt dầu mỏ và khí đốt vào giai đoạn này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel lập luận rằng “sớm muộn gì” cũng cần áp dụng thêm các biện pháp đối với nhiên liệu hóa thạch.

Nhưng vẫn còn sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên, với các nước phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch của Nga như Hungary, Đức và Áo kiên quyết phản đối trong khi Pháp, Italy, Ba Lan và các nước vùng Baltic lại thúc đẩy các biện pháp trừng phạt tiếp theo.

Các cuộc đàm phán căng thẳng tiếp tục diễn ra và biện pháp trừng phạt năng lượng đã được thông qua trong gói thứ 6 (ngày 3/6/2022) với lệnh cấm vận dầu một phần. Một lần nữa, lại có một ranh giới phân chia giữa các quốc gia kêu gọi lệnh cấm vận dầu ngay lập tức và các quốc gia phản đối. Lần này, các yếu tố bổ sung đã xuất hiện.

Những nước không giáp biển như Slovakia và Czech bày tỏ lo ngại vì họ phụ thuộc vào dầu của Nga được vận chuyển qua đường ống, không có quyền tiếp cận nguồn thay thế. Hy Lạp, Cyprus và Malta lo ngại rằng việc cấm các dịch vụ của EU vận chuyển dầu Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích thương mại của họ.

Để giải quyết những lo ngại này, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một “đề xuất điều chỉnh” cho Hungary, Slovakia và Czech bằng cách thêm thời gian để các nước chuẩn bị cho sự thay đổi nguồn cung cấp năng lượng và giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng dầu mỏ.

Lệnh cấm vận một phần bao gồm dầu và các sản phẩm dầu mỏ nhưng cho phép miễn trừ tạm thời đối với dầu thô được vận chuyển qua đường ống cuối cùng đã được nhất trí. Một giai đoạn chuyển tiếp cũng đã được đưa ra để giải quyết những lo ngại do Hy Lạp, Malta và Cyprus nêu ra.

Mặc dù một số quốc gia thành viên kêu gọi áp dụng lệnh trừng phạt đối với khí đốt và năng lượng hạt nhân, các biện pháp trừng phạt tiếp theo bao gồm mức trần giá trần chỉ được đưa ra trong gói thứ 8 (ngày 5/10/2022). Mức giá trần này cho phép các nhà khai thác châu Âu vận chuyển dầu của Nga đến các nước thứ ba, với điều kiện giá dầu vẫn nằm trong mức giá trần đã định trước.

Một lần nữa, Hy Lạp, Cyprus và Malta bày tỏ lo ngại rằng biện pháp này sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế của họ khi hoạt động kinh doanh bị phụ thuộc vào các quốc gia khác. Cuối cùng, EU phải đưa ra một số nhượng bộ trong gói để giải quyết những lo ngại này.

Dự án LNG 2 ở Bắc Cực. Ảnh TASS
Dự án LNG 2 ở Bắc Cực của Nga. (Nguồn: TASS)

Chậm chạp và hạn chế tác dụng

Hai năm sau xung đột ở Ukraine, các lệnh trừng phạt năng lượng Nga của EU đã được thông qua một cách chậm chạp. Hơn nữa, chúng bị hạn chế và chỉ nhắm vào một số mặt hàng. Và cho đến gần đây, các lệnh trừng phạt vẫn bỏ qua khí đốt - mặt hàng chiến lược của Nga và có tầm quan trọng nhất đối với năng lượng EU.

Mãi đến tháng 6/2024, một số biện pháp trừng phạt LNG của Nga mới chính thức được đưa vào gói trừng phạt thứ 14. Theo đó, lệnh trừng phạt cấm các dịch vụ nạp lại LNG của Nga trên lãnh thổ EU. Giống như nhiều biện pháp đối với các nguồn năng lượng khác, đây không phải là lệnh cấm vận hoàn toàn.

Thay vào đó, EU cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga sử dụng các cảng của liên minh để chuyển khí đốt giữa các tàu chở dầu lớn và các tàu nhỏ hơn dành cho các nước thứ ba, nhưng không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia của khối mua nhiên liệu.

Trong các cuộc đàm phán này, Hungary và Đức đóng vai trò là phe thiểu số ngăn chặn. Berlin phản đối cái gọi là "điều khoản không Nga" vốn sẽ cấm các công ty con của các doanh nghiệp EU tại các nước thứ ba tái xuất hàng hóa sang Nga.

Các cuộc đàm phán gia tăng và chậm chạp trên cho thấy, EU đang dần nổi lên như một bên có khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt. “Chậm” vì những hạn chế của nội bộ giữa các quốc gia thành viên, và “chắc” với việc 14 gói trừng phạt được thông qua kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

EU đã triển khai 14 gói trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có các biện pháp nhắm tới năng lượng của nước này. Tuy nhiên, các gói trừng phạt được cho là chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 7 vừa qua, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Trước đó, Tổng thống nước này Vladimir Putin tuyên bố, nền kinh tế xứ bạch dương đang lớn mạnh và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả nền kinh tế phát triển trong năm 2024.

GDP của Nga được WB dự đoán sẽ tăng 3,2%, vượt qua tốc độ tăng trưởng dự kiến của Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Bất chấp 14 gói trừng phạt với quy mô lớn chưa từng có từ phương Tây, kinh tế Nga vẫn đang cho thấy sức mạnh của mình.

Theo giới phân tích, chính sách cấm vận và áp giá trần chỉ khiến dòng chảy năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Doanh thu dầu khí Nga trong nửa đầu năm nay đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 65 tỷ USD.

Rõ ràng, khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiều ưu tiên về chính sách năng lượng hiện có trên khắp các quốc gia thành viên. Điều này đã khiến các cuộc đàm phán kéo dài và căng thẳng, dẫn đến các biện pháp cấm vận không đủ mạnh.

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục

Nga-Trung Quốc có kế hoạch mở rộng hợp tác cùng có lợi ở Bắc Cưc, Bắc Kinh-Washington nỗ lực tìm tiếng nói chung, nền kinh ...

Nga chuẩn bị cho nhiều thập kỷ chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, thúc đẩy 'liên minh chống trừng phạt' quốc tế

Nga chuẩn bị cho nhiều thập kỷ chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, thúc đẩy 'liên minh chống trừng phạt' quốc tế

Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ...

Châu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn, vì sao vậy? EU lần đầu làm điều này

Châu Âu mặc sức trừng phạt, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn, vì sao vậy? EU lần đầu làm điều này

Châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, mặc dù chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine đã ...

Giá tiêu hôm nay 21/8/2024: Thị trường bật tăng, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 21/8/2024: Thị trường bật tăng, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 21/8/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 22/8/2024: Nối dài đà tăng, xuất nhập khẩu tiêu Việt giảm, nguồn cung khan hiếm

Giá tiêu hôm nay 22/8/2024: Nối dài đà tăng, xuất nhập khẩu tiêu Việt giảm, nguồn cung khan hiếm

Giá tiêu hôm nay 22/8/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn 8 loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn 8 loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Cùng với việc áp dụng các thực hành lối sống, tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ sức khỏe xương khớp, làm giảm nguy cơ loãng ...
Nghệ thuật Mỹ [Kỳ 1]

Nghệ thuật Mỹ [Kỳ 1]

Sáng tác nghệ thuật ở Mỹ luôn luôn trải qua sự xung đột giữa hai nguồn cảm hứng đối lập: nguồn sáng tác nội tại và nguồn sáng tác từ ...
Tình hình Dải Gaza: Israel thông báo 2 thiếu tướng thiệt mạng, tuyên bố phá hủy đường hầm dài 500m

Tình hình Dải Gaza: Israel thông báo 2 thiếu tướng thiệt mạng, tuyên bố phá hủy đường hầm dài 500m

Ngày 24/8, AFP đưa tin, Israel thông báo 3 sĩ quan cấp cao của quân đội nước này đã thiệt mạng trong giao tranh tại Dải Gaza vào ngày 23/8.
Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cao nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng

Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cao nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng

Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cà nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng.
Khắc phục triệt để thiếu công bằng trong các phương thức tuyển sinh đại học

Khắc phục triệt để thiếu công bằng trong các phương thức tuyển sinh đại học

Khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển là nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ...
Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các chính đảng và tổ chức nhân dân Argentina

Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các chính đảng và tổ chức nhân dân Argentina

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa chuyển lời chào, thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Lãnh đạo các chính đảng ở Argentina...
Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cao nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng

Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cao nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng

Giá cà phê hôm nay 25/8/2024: Giá cà phê robusta vượt ngưỡng 5.100 USD, giá cà nhất thế giới cũng không có hàng bán, tương lai vẫn là tăng.
Giá tiêu hôm nay 25/8/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, doanh nghiệp khó thu mua, lý do khiến giá liên tục neo cao

Giá tiêu hôm nay 25/8/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, doanh nghiệp khó thu mua, lý do khiến giá liên tục neo cao

Giá tiêu hôm nay 25/8/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở hầu hết các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.000 – 145.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/8/2024: Giá cà phê robusta ở mức 'không tưởng', USD lao dốc mạnh, cơn sốt giá sẽ kéo dài bao lâu?

Giá cà phê hôm nay 24/8/2024: Giá cà phê robusta ở mức 'không tưởng', USD lao dốc mạnh, cơn sốt giá sẽ kéo dài bao lâu?

Giá cà phê hôm nay 24/8/2024: Giá cà phê robusta ở mức 'không tưởng', USD lao dốc mạnh, cơn sốt giá sẽ kéo dài bao lâu?
Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt

Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt

Báo cáo phân tích vừa công bố của Dragon Capital đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt.
Giá heo hơi hôm nay 24/8: Ổn định, giải pháp nào đảm bảo nguồn cung thịt heo đến cuối năm?

Giá heo hơi hôm nay 24/8: Ổn định, giải pháp nào đảm bảo nguồn cung thịt heo đến cuối năm?

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng toàn vùng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 24/8: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, dầu thế giới bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 24/8: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, dầu thế giới bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 24/8, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng gần 2 USD, được hỗ trợ bởi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất.
Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bn hành công điện chấn chỉnh công tác đấu giá đất, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Thị trường trái phiếu địa ốc sôi động, xuyên đêm đấu giá đất tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh rủi ro

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh rủi ro

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng, các đợt sốt đất chủ yếu là chiêu trò kiếm lời của giới đầu cơ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Kỳ vọng 3 luật mới giúp tháo ‘nút thắt’ thị trường, 2 phân khúc ‘sáng cửa’ đầu tư, điều kiện mua nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Kỳ vọng 3 luật mới giúp tháo ‘nút thắt’ thị trường, 2 phân khúc ‘sáng cửa’ đầu tư, điều kiện mua nhà ở xã hội

Điểm danh 2 phân khúc điểm sáng, kỳ vọng từ 3 luật mới liên quan địa ốc giúp tháo 'nút thắt'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Căn hộ Tây Hà Nội dẫn sóng thị trường, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: Căn hộ Tây Hà Nội dẫn sóng thị trường, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8 ghi nhận đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong 13 tháng so với đồng EUR.
Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Tháng 8 này, bạn đã sẵn sàng chìm vào cơn sốt Adrenaline bất tận của mùa giải mới hay chưa?
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8: USD 'tả tơi', EUR bật tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8: USD 'tả tơi', EUR bật tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8 ghi nhận đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với đồng EUR và đồng Bảng Anh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8: Đồng USD xác lập đáy mới, 'nín thở' chờ phản ứng của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8: Đồng USD xác lập đáy mới, 'nín thở' chờ phản ứng của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8, đồng USD tiếp tục chạm mức thấp mới trong 7 tháng khi các nhà giao dịch chờ đợi phản ứng từ Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/8: Thị trường tự do rớt dài, Yen Nhật 'nổi sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/8: Thị trường tự do rớt dài, Yen Nhật 'nổi sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/8 ghi nhận USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng và Yen đạt mức cao nhất trong hơn một tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/8: Đồng EUR tăng vọt, triển vọng sáng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/8: Đồng EUR tăng vọt, triển vọng sáng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/8 ghi nhận USD đang vật lộn để lấy lại đà tăng.
Phiên bản di động