Trong một cuộc phỏng vấn với TASS sau cuộc gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Nga - ông Sergey Lavrov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thương mại Hungary Peter Szijjarto thẳng thắn đưa ra nhận xét, “Budapest tin rằng, không cần thiết phải có thêm gói trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga”.
Dự án Nhà máy điện hạt nhân Paks-II của Hungary đang được xây dựng với vốn đầu tư 13,6 tỷ USD. (Nguồn: Shutterstock.com) |
“Thật không may, đến nay vẫn chưa có bất kỳ đánh giá hay phân tích nào về các biện pháp trừng phạt do EU áp đặt lên Nga dựa trên một cơ sở hợp lý.
Trong khi, bất cứ một biện pháp trừng phạt nào được đưa vào chương trình nghị sự, thì cuộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt đó đều mang nhiều cảm xúc, đầy tính chính trị và ý thức hệ", ông Szijjarto lưu ý.
Tin liên quan |
'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới? |
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary thẳng thắn chỉ ra, “nếu so sánh tác động đối với Nga và châu Âu, tôi cho rằng, chúng tôi đang mất nhiều hơn”.
"Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, không cần thêm gói trừng phạt nào nữa. Chúng tôi mong rằng, nếu có thể quay lại hợp tác Đông Tây một cách văn minh, vì đó là lợi ích của chúng tôi. Và khi tôi nói chuyện này với các đại diện trong nền kinh tế, họ đều đang hy vọng vào điều tương tự", ông Szijjarto chia sẻ.
Bình luận trên của nhà Ngoại giao hàng đầu Hungary đúng vào lúc EU sắp bắt đầu thảo luận về gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga, theo dự kiến có thể được đưa ra vào nửa đầu tháng 10 tới. Theo các nguồn tin, gói trừng phạt mới nhằm vào Nga có thể bao gồm lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga. Ngoài ra, một số nước EU còn kêu gọi hạn chế đối với một số lĩnh vực từ trước đến nay từng được coi là “vùng cấm” là hạt nhân, dịch vụ LNG và công nghệ thông tin của Nga.
Trong khi đó, theo Ukrinform, ở phía bên kia cuộc xung đột tại Đông Âu, ngay từ ngày đầu tiên của tháng 7, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ở Kiev, Tổng thống Ukraine Zelensky đã kêu gọi EU bắt đầu thực hiện gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, trong đó bao gồm cả Rosatom – Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga.
Người đứng đầu Ukraine kêu gọi, “sự quan tâm của thế giới, mỗi quốc gia, mỗi nhà lãnh đạo đều cần tạo nên áp lực hữu hình đối với Nga”. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Ukraine thúc giục EU cần phải bắt tay vào thực hiện gói trừng phạt thứ 12 ngay lúc bấy giờ. Ông Zelensky cũng đặt câu hỏi, “Ukraine không hiểu tại sao các lệnh trừng phạt đối với Rosatom vẫn chưa được đưa ra?
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng giám đốc Rosatom Alexey Likhachev cho biết trong chuyến thăm một công trường mới đây rằng, việc đổ bê tông lần đầu tiên tại nhà máy điện hạt nhân 2,4GW Paks-II ở Hungary sẽ diễn ra vào năm 2025.
Nhà máy hiện đã hoàn thành và đang xây dựng một xưởng sản xuất các sản phẩm gia cố. Công việc đào đất cho hố móng của tổ máy số 6 cũng đang được tiến hành và công việc tương tự cho tổ máy số 5 đã hoàn thành.
Giai đoạn tiếp theo, bao gồm ổn định đất tại vị trí của các tổ máy tương lai và chuẩn bị hố cho lần đổ bê tông đầu tiên. Giám đốc điều hành Rosatom Alexey Likhachev cho biết: “Giai đoạn chính của quá trình xây dựng NPP Paks-2 đã bắt đầu vào tháng trước. Chúng tôi đang tích cực làm việc và không ngừng tăng tốc độ. Chúng tôi dự kiến, đợt bê tông đầu tiên sẽ được đổ vào khoảng cuối năm sau hoặc đầu năm 2025”.
Rosatom cũng cho biết, các nhà cung cấp của họ ở Hungary đang tích cực tham gia vào công việc, tính đến nay đã có hơn 140 công ty tham gia vào một số lĩnh vực thuộc dự án.
Rosatom đã nhận được giấy phép xây dựng dự án từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử Hungary vào tháng 8/2022. Dự án đang được xây dựng với khoản đầu tư 13,6 tỷ USD. Theo tính toán, dự án có thể tạo ra tới 1.000 việc làm tại Nhà máy điện hạt nhân Paks II vào năm 2024 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 10.000 trong giai đoạn xây dựng cao điểm.
Về phía Nga, Tổng thống Putin tuyên bố, kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp phương Tây liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt. Trong bài phát biểu ngày 22/9, Tổng thống Nga cho biết, những biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm làm tê liệt Nga lại đang giúp kinh tế nước này mạnh hơn bao giờ hết.
"Những lệnh trừng phạt kể từ sau năm 2014 tới nay đã kích thích sự phát triển của nền kinh tế Nga. Đúng là chúng có ảnh hưởng xấu tới Nga trong một số trường hợp, tuy nhiên, nhiều cơ hội mới vẫn xuất hiện", Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Nga, GDP quý II của Nga tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, con số này đánh dấu mức tăng trưởng GDP đầu tiên của Nga kể từ quý I/2022 khi Moscow dồn dập vướng phải các lệnh trừng phạt quốc tế.
| Giá vàng hôm nay 25/9/2023: Giá vàng thế giới bật lên từ đáy hai tháng, vàng trong nước neo ở ngưỡng cao, nhà đầu tư tin vào sự bứt phá trong tuần mới Giá vàng hôm nay 25/9/2023 khởi động tuần mới sau khi đã lấy lại được một phần động lực, bật lên từ phiên giảm mạnh ... |
| Giá cà phê hôm nay 25/9/2023: Giá cà phê giảm trong cả tuần qua, nguồn cung mới tăng mạnh, dự báo thị trường tuần này? Fed đã công bố vẫn giữ nguyên mức lãi suất hiện hành và bày tỏ quan điểm cứng rắn trong việc sẵn sàng nâng lãi ... |
| 'Chiến dịch' phá vây của Nga bị chặn đứng, phi USD hóa tưởng dễ mà khó không tưởng, Moscow có kế sách mới? Nỗ lực phi USD hóa của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Hàng tỷ USD lợi nhuận từ ... |
| Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga? Sau nhiều ngày trì hoãn vì những vấn đề nhạy cảm, EU cuối cùng đã quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối ... |
| Người khổng lồ năng lượng hạt nhân Nga 'đặt tiền' vào siêu dự án uranium ở châu Phi, Rosatom đang toan tính gì? Tập đoàn năng lượng hạt nhân khổng lồ của Nga Rosatom dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào một dự án uranium ở Namibia, ... |