Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet kêu gọi quốc tế hành động hơn nữa để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực và phân biệt chủng tộc có hệ thống với người gốc Phi. (Nguồn: The Statesment) |
Báo cáo vạch ra chương trình nghị sự 4 điểm nhằm thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để đảm bảo công bằng và bình đẳng chủng tộc, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện chương trình này.
Trước hết, báo cáo kêu gọi các nước cần hành động ngay lập tức để chấm dứt tình trạng được mô tả là vi phạm mang tính hệ thống các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị. Theo đó, các quốc gia cần nhìn nhận thực tế khi đề cập đến tình trạng phân biệt chủng tộc.
Báo cáo của LHQ cho rằng, cần xử lý nghiêm các nhân viên thực thi pháp luật vi phạm, xây dựng lòng tin và tăng cường giám sát.
Bên cạnh đó, giới chức các nước cần đảm bảo lắng nghe tiếng nói và tâm tư của người da màu và các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Điều này cần bao gồm việc đảm bảo sự đại diện cho người da màu ở mọi cấp trong các tổ chức nhà nước, bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật, tư pháp hình sự và hoạch định chính sách.
Cuối cùng, các quốc gia cần đối mặt với di sản của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong quá khứ, bao gồm thông qua trách nhiệm giải trình và khắc phục hậu quả.
Các quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ phải "loại bỏ các cấu trúc và hệ thống được thiết kế và định hình dựa trên chế độ nô dịch, chủ nghĩa thực dân" và phân biệt đối xử.
Bà Bachelet nêu rõ: "Tôi kêu gọi tất cả các nước ngừng phủ nhận và bắt đầu loại bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc; chấm dứt việc miễn trừng phạt và xây dựng lòng tin; lắng nghe tiếng nói của những người gốc Phi; đối mặt với những di sản trong quá khứ và khắc phục hậu quả".
Cùng ngày, Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cũng công bố báo cáo cho biết, những người di cư bị buôn lậu qua biên giới thường phải chịu cac hành vi bạo lực, tra tấn, hãm hiếp và bắt cóc, dù đang quá cảnh hay bị giam giữ, nhưng các nhà chức trách có rất ít hành động để đối phó với loại tội phạm này.
Báo cáo của UNODC tập trung nghiên cứu các tuyến đường quá cảnh ở Tây và Bắc Phi, Biển Địa Trung Hải và Trung Mỹ; xem xét các hình thức bạo lực khác nhau đối với cả nam và nữ giới, đồng thời trình bày các yếu tố và động cơ đằng sau hành vi lạm dụng được thực hiện trong các hoạt động buôn lậu.
Bà Morgane Nicot, người điều phối xây dựng báo cáo nhấn mạnh: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những kẻ buôn lậu hoặc những thủ phạm khác sử dụng bạo lực như một hình thức trừng phạt, đe dọa hoặc ép buộc và nhiều trường hợp được sử dụng mà không có lý do rõ ràng”.
UNODC nhận thấy, nam giới di cư chủ yếu bị cưỡng bức lao động và bạo lực về thể xác, trong khi phụ nữ bị bạo lực tình dục nhiều hơn, dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và phá thai. Tất cả giới tính nam hay nữ đều có thể bị đối xử vô nhân đạo và hèn hạ.