📞

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống

Việt An 07:43 | 15/05/2024
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5 ghi nhận USD quay đầu giảm, Yen vẫn trượt giá do khoảng cách lớn giữa lãi suất cực thấp của Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác.

Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ - tỷ giá USD Vietcombank hôm nay

1. VCB - Cập nhật: 22/11/2024 21:29 - Thời gian website nguồn cung cấp
Ngoại tệMuaBán
TênTiền mặtChuyển khoản 
AUSTRALIAN DOLLARAUD16,046.6016,208.6816,728.64
CANADIAN DOLLARCAD17,687.7917,866.4618,439.60
SWISS FRANCCHF27,837.9628,119.1529,021.19
YUAN RENMINBICNY3,419.823,454.373,565.18
DANISH KRONEDKK-3,476.183,609.29
EUROEUR25,732.5425,992.4627,143.43
POUND STERLINGGBP31,022.7631,336.1232,341.35
HONGKONG DOLLARHKD3,183.903,216.063,319.23
INDIAN RUPEEINR-300.15312.15
YENJPY158.58160.19167.80
KOREAN WONKRW15.6417.3718.85
KUWAITI DINARKWD-82,362.0785,654.62
MALAYSIAN RINGGITMYR-5,628.285,751.02
NORWEGIAN KRONERNOK-2,235.022,329.91
RUSSIAN RUBLERUB-235.29260.47
SAUDI RIALSAR-6,754.557,002.80
SWEDISH KRONASEK-2,238.052,333.07
SINGAPORE DOLLARSGD18,377.6818,563.3119,158.80
THAILAND BAHTTHB649.08721.20748.82
US DOLLARUSD25,170.0025,200.0025,509.00

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/5

Diễn biến tỷ giá tại thị trường trong nước

Trên thị trường trong nước, ghi nhận lúc 7h30 ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.269 đồng, tăng 3 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào - bán ra như sau:

Vietcombank: 24.152 đồng - 25.482 đồng.

Vietinbank: 25.155 đồng - 25.482 đồng.

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống. (Nguồn: AFP)

Diễn biến tỷ giá trên thị trường thế giới

Theo ghi nhận của TG&VN lúc 7h ngày 15/5, chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 105,02, giảm 0,20%.

Đồng USD quay đầu giảm vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi giá sản xuất của Mỹ tăng bất ngờ trong tháng 4, cho thấy lạm phát vẫn đang neo ở mức cao vào đầu quý II/2024.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng cho hay, giá hàng bán buôn tăng mạnh trong tháng trước, mặc dù chi phí thực phẩm giảm. Các nhà giao dịch đã hạ thấp kỳ vọng của họ về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 sau bản báo cáo này.

Cục Thống kê lao động của Bộ Lao động Mỹ cho biết, Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 0,5% trong tháng 4, sau khi giảm 0,1% trong tháng 3.

Trong một cuộc thăm dò của Reuters, các nhà kinh tế đã dự báo PPI sẽ tăng 0,3% sau khi tăng 0,2% trong tháng 3. Trong 12 tháng tính đến tháng 4, PPI đã tăng 2,2% như dự kiến, sau khi tăng 1,8% trong tháng 3.

Dữ liệu về giá tiêu dùng cốt lõi có thể cung cấp cái nhìn rõ hơn về tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed.

Ông Thierry Wizman, chiến lược gia tỷ giá và ngoại hối toàn cầu tại Macquarie ở New York (Mỹ) cho rằng, chỉ một vài dữ liệu kinh tế thì khó có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng tốc độ lạm phát đang chậm lại, đủ điều kiện để cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Chiến lược gia này nói: "Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và nếu có, họ khả năng thực hiện cắt giảm một lần duy nhất vào cuối năm nay".

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đưa ra đánh giá tích cực vào ngày 14/5 về vị thế của nền kinh tế Mỹ, với triển vọng tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát giảm.

Trong khi đó, đồng Bảng Anh chốt phiên giao dịch tăng 0,25%, đạt mức 1,2591, sau khi giảm xuống mức 1,2510 USD.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi chặt chẽ mọi biến động của đồng Yen Nhật, cũng như những can thiệp từ Tokyo nhằm hạn chế đà suy yếu của đồng tiền này. Đồng Yen chốt phiên giao dịch giảm 0,12%, xuống mức 156,42/USD.

Bộ Tài chính Nhật Bản được cho là đã can thiệp vào thị trường tiền tệ từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, sau khi đồng Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm là 160,245 vào ngày 29/4.

Tuy nhiên, đồng Yen vẫn trượt giá do khoảng cách lớn giữa lãi suất cực thấp của Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác.