TIN LIÊN QUAN | |
Libya xúc tiến các cuộc bầu cử năm 2018 | |
LHQ thất bại trong giải quyết bất đồng giữa các phe phái ở Libya |
Nguồn tin trên không tiết lộ lý do Libya ban bố cảnh báo ở mức cao nhất liệu có liên quan đến tuyên bố của quân đội tại miền Đông nước này về việc "tiếp quản" Tripoli hay không, song nhấn mạnh các cơ quan an ninh tại Tripoli hiện được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó trước mọi phong trào vũ trang chống lại chính quyền thành phố, bất kể có sự "chống lưng của quân đội ở miền Đông".
Binh sỹ thuộc lực lượng Quân đội quốc gia Libya trong chiến dịch truy quét phiến quân ở Benghazi ngày 9/11. (Nguồn: AFP) |
Nguồn tin cũng cho biết thêm, tình hình an ninh tại Tripoli hiện vẫn ổn định.
Trong khi đó, Người Phát ngôn các lực lượng đặc nhiệm của quân đội tại miền Đông Libya, Milud Al-Zwai không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về các phong trào nhằm vào thủ đô Tripoli.
Libya rơi vào bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi năm 2011. Quốc gia Bắc Phi này bị chia rẽ hai miền Đông - Tây với các chính phủ, quốc hội và các lực lượng vũ trang riêng.
Trước tình hình đó, hiệp định do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian được ký kết tại Morocco ngày 17/12/2015 đã giúp thành lập Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) trong một năm và chỉ được gia hạn thêm một lần.
Tuy vậy, trên thực tế, Libya vẫn bị chia rẽ giữa một bên là GNA có trụ sở tại Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Sarraj lãnh đạo, với một bên là chính quyền đối lập do Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn đóng tại miền Đông đất nước.
Mới đây, Tướng Haftar cảnh báo, Libya đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới sau khi thỏa thuận chính trị do các bên ký năm 2015 dưới sự hỗ trợ của LHQ hết hạn hôm 17/12 vừa qua.
Điều này đồng nghĩa nhiệm kỳ của chính phủ được LHQ hậu thuẫn ở Libya sẽ không còn tồn tại và có thể dẫn đến suy thoái trầm trọng trong tất cả các vấn đề tại các địa phương.
Về phần mình, Hội đồng Bảo an LHQ nhấn mạnh, thỏa thuận 2015 vẫn là “khuôn khổ khả thi duy nhất” để chuẩn bị cho cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 2018.
Trưởng Phái đoàn hỗ trợ của LHQ tại Libya, ông Ghassan Salameh đã kêu gọi các bên tránh bất kỳ hành động nào có thể làm ảnh hưởng tiến trình chính trị ở quốc gia Bắc Phi này.
Nhiều cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Libya hoạt động trở lại Hungary, Hà Lan và Hàn Quốc đã mở lại đại sứ quán tại Tripoli (Libya) sau 3 năm đóng cửa tại quốc gia chìm trong ... |
LHQ gia hạn sứ mệnh chính trị tại Lybia Ngày 14/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết gia hạn sứ mệnh chính trị của ... |
Pháp tổ chức đàm phán cho các phe phái ở Libya Ngày 25/7, Pháp sẽ chủ trì các cuộc đàm phán giữa Fayez al-Serraj, người đứng đầu chính phủ Libya ở Tripoli và Khalifa Haftar, chỉ ... |