Nhỏ Bình thường Lớn

Liên hợp quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì xung đột Nga-Ukraine

Theo báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới (WESP) mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ), kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ chỉ tăng 3,1% trong năm nay, giảm so với dự báo 4% được đưa ra hồi tháng 1/2022, phần lớn là do chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Liên hợp quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì xung đột Nga-Ukraine
Liên hợp quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (Nguồn: Neweurope)

Xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn đà phục hồi kinh tế mong manh sau đại dịch Covid-19, khiến giá lương thực và hàng hóa tăng cao và làm trầm trọng thêm sức ép lạm phát.

Với việc giá thực phẩm và năng lượng tăng mạnh, lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 6,7% trong năm nay, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 2,9% trong giai đoạn từ 2010 đến 2020.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, xung đột tại Ukraine đang đánh đi tín hiệu về một cuộc khủng hoảng, khi làm rúng động thị trường năng lượng toàn cầu, gián đoạn hệ thống tài chính và làm trầm trọng thêm tình trạng dễ tổn thương đối với các nước đang phát triển.

Theo ông Guterres, các nước cần hành động nhanh chóng và dứt khoát để đảm bảo dòng chảy lương thực và năng lượng ổn định trên các thị trường mở, với việc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu, phân bổ thặng dư và dự trữ cho những đối tượng thực sự cần, đồng thời giải quyết đà tăng của giá lương thực để làm dịu những biến động trên thị trường.

Triển vọng về giá năng lượng và lương thực đặc biệt ảm đạm đối với các nền kinh tế đang phát triển phải nhập khẩu hàng hóa khi tình trạng mất an ninh lương thực đang gia tăng, đặc biệt là tại châu Phi.

Báo cáo WESP lưu ý, các nền kinh tế tại Trung Á và châu Âu cũng bị ảnh hưởng.

Giá năng lượng tăng đã là một cú sốc đối với Liên minh châu Âu (EU), khi khối này nhập khẩu gần 57,5% tổng tiêu thụ năng lượng vào năm 2020. Kinh tế EU được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 2,7% thay vì 3,9% như dự đoán hồi tháng Một.

Theo báo cáo, các quốc gia thành viên EU tại Đông Âu và khu vực Baltic đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi có tỷ lệ lạm phát cao hơn mức trung bình của EU.

Chi phí lương thực và năng lượng tăng cao cũng gây thách thức cho quá trình phục hồi sau đại dịch khi các hộ gia đình có thu nhập thấp chịu thiệt hại nặng nền hơn.

Bên cạnh đó, chính sách "thắt chặt tiền tệ" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm tăng chi phí đi vay và làm trầm trọng thêm khoảng cách tài chính tại các nước đang phát triển.

Ngoài ra, lượng khí thải CO2 toàn cầu đang ở mức cao kỷ lục và giá năng lượng tăng cũng đang đe dọa những nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Khi các quốc gia đang tìm cách mở rộng nguồn cung năng lượng để đối phó với đà tăng của giá dầu và khí đốt, báo cáo của LHQ dự đoán sản lượng nhiên liệu hóa thạch có khả năng tăng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Shantanu Mukherjee, quan chức cấp cao của Cục các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ (DESA), nhận thấy, các quốc gia cũng có thể giải quyết mối lo ngại về năng lượng và an ninh lương thực với việc đẩy nhanh áp dụng năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu.

Giai đoạn ‘cấp tính’ của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga đã qua?

Giai đoạn ‘cấp tính’ của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga đã qua?

Theo CNBC, các chỉ số kinh tế của Nga đang được cải thiện và quốc gia này đã cố gắng tránh vỡ nợ, bất chấp ...

Kinh tế Nga: Lạm phát tháng 4 cao nhất 20 năm, chuyên gia Trung Quốc nói 'đừng đánh giá thấp sức mạnh Moscow'

Kinh tế Nga: Lạm phát tháng 4 cao nhất 20 năm, chuyên gia Trung Quốc nói 'đừng đánh giá thấp sức mạnh Moscow'

Số liệu thống kê cho thấy, lạm phát hàng năm của Nga đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ qua ...

(theo Tân Hoa xã)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi