Nhỏ Bình thường Lớn

Liên hợp quốc hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

TGVN. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và kêu gọi hành động toàn cầu để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phát biểu ngày 19/2 tại một sự kiện trực tuyến đánh dấu sự trở lại của Mỹ, ông Guterres nêu rõ, đây là một thông tin tốt cho nước Mỹ nói riêng và thế giới chung.

Theo ông, trong 4 năm qua, sự vắng mặt của Mỹ với tư cách là một bên đóng vai trò quan trọng đã tạo ra lỗ hổng trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, có thể ví như "một mắt xích bị thiếu làm suy yếu toàn bộ".

LHQ hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Ngày 19/2, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hoan nghênh Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris, kêu gọi hành động để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. (Nguồn: The National)

Ông Guterres kêu gọi Mỹ và các nước trên thế giới hành động để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh, Hiệp định Paris là một thành tựu lịch sử, nhưng những cam kết đưa ra cho đến nay vẫn là chưa đủ. Thậm chí, nhiều cam kết được nêu ra trong văn bản này cũng chưa được thực hiện đầy đủ.

Sáu năm kể từ năm 2015, thời điểm các nước đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng là 6 năm thế giới nóng nhất. Mức khí thải carbon dioxide đang ở mức cao kỷ lục. Hỏa hoạn, lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi trên thế giới.

Ông Guterres nhấn mạnh, nếu không thay đổi hướng đi, nhân loại có thể phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ lên tới hơn 3 độ C trong thế kỷ này.

Tổng Thư ký LHQ nêu rõ, năm 2021 cũng là thời điểm quan trọng của hành động vì khí hậu toàn cầu. Hội nghị về biến đổi khí hậu của LHQ tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), vào tháng 11 tới sẽ là một cơ hội then chốt. Các chính phủ sẽ đưa ra những quyết định về tương lai của con người và hành tinh.

Mỹ cùng với tất cả thành viên của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) có vai trò quyết định trong việc thực hiện 3 mục tiêu chính: tầm nhìn dài hạn, thập kỷ chuyển đổi và hành động khí hậu khẩn cấp. Mục tiêu trọng tâm của LHQ trong năm nay là tạo ra một liên minh toàn cầu thực sự để trung hòa thải khí nhà kính vào năm 2050.

Ông Guterres cũng nhấn mạnh, sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 là cơ hội để các nước tái thiết nền kinh tế mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, cần phải đầu tư vào một nền kinh tế xanh, tạo ra việc làm ổn định, được trả lương cao để đảm bảo sự thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn.

Tổng Thư ký LHQ khẳng định, hiện là thời điểm thực hiện thay đổi mang tính chuyển đổi: dần loại bỏ than đá; hỗ trợ một quá trình chuyển đổi công bằng, đào tạo và tạo cơ hội cho những người bị ảnh hưởng; ngừng đầu tư vào các dự án nhiên liệu hóa thạc...

Ông Guterres nhấn mạnh sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách tài chính bằng cách hỗ trợ các nước đang chịu tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ chính thức tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thế giới vui mừng đón chào
Những thành tựu khoa học công nghệ nổi bật năm 2020
Ảnh ấn tượng tuần (8-14/2): Ông Trump lại vượt ải, lần đầu công bố video về vụ bạo loạn Điện Capitol và Tết Nguyên đán ở châu Á
Liệu có phải biến đổi khí hậu đã dẫn tới SARS-CoV-2?
Hội nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu CAS 2021: Cú hích quan trọng cho 10 năm tới

(theo UN)

Tin cũ hơn

Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử
Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11
Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?
Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống