📞

Liên Hợp Quốc lên án Robot sát thủ

09:41 | 12/05/2013
“Robot sát thủ” nghe có vẻ giống như một công cụ khoa học viễn tưởng nhưng giờ đây đang dần được hiện thực hóa. Một báo cáo mới của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho thấy robot giết người tự động cần phải được xem xét trước khi chúng trở thành vũ khí quân sự tương lai.
Ảnh minh họa

Bản báo cáo sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội đồng Nhân quyền của LHQ ở Geneva vào ngày 29/5/2013, nói rằng Hoa Kỳ, Israel, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản đều sở hữu robot giết người tự hoạt động hoàn toàn hoặc bán tự động. Một trong số những robot này có thể tự lựa chọn và thực hiện các mục tiêu riêng mà không cần sự chỉ đạo trực tiếp của con người.

Tác giả của báo cáo, giáo sư về nhân quyền ở Nam Phi, ông Christof Heyns gọi loại robot này là LARS (Lethal autonomous robotics - Những robot giết người). Ông đã kêu gọi một lệnh cấm trên toàn thế giới nhằm “thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, chuyển nhượng, mua bán, triển khai và sử dụng” LARS cho tới khi nào các quy định tiếp tục được ban hành để kiểm soát hoạt động của các cỗ máy tự động này.

Theo hãng tin AP, báo cáo trích dẫn ít nhất bốn trường hợp về các loại vũ khí hoàn toàn tự động hoặc bán tự động đã được phát triển trên thế giới. Chúng bao gồm: hệ thống Phalanx của Mỹ cho tàu tuần dương lớp Aegis - một hệ thống tự động phát hiện, theo dõi và tham gia xâm nhập vào máy bay chống tàu; “máy bay cảm tử” của Israel - một vũ khí tự trị giúp phát hiện, tấn công và phá hủy các trạm phát radar; máy bay chiến đấu không người lái Taranis của Anh - một loại máy bay phản lực không người lái có thể tự động xác định vị trí mục tiêu và thứ tư là hệ thống giám sát Techwin Samsung của Hàn Quốc có thể tự phát hiện mục tiêu trong khu phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Mặc dù báo cáo của Liên Hiệp Quốc chủ yếu tập trung vào LARS nhưng cũng đề cập đến việc sử dụng phổ biến các phương tiện bay không người lái gần đây của quân đội Mỹ và các quốc gia khác. “Có thể người điều khiến các phương tiện này không hiện diện về mặt vật lý khi những thiết bị này được triển khai nhưng họ đã kích hoạt và điều khiển nó bằng những chiếc máy tính ở một nơi xa xôi nào đó cách xa chiến trường”, Heyns viết. Việc sử dụng các máy bay không người lái để thực hiện nhiệm vụ đánh bom ở Trung Đông đã tạo ra một làn sóng phản đối ở Mỹ. Gần đây, những người máy sát thủ cũng đang thu hút sự chú ý từ dư luận, những người muốn chấm dứt sự phát triển của chúng.

"Những con Robot tự động này nếu được bổ sung vào kho vũ khí của các nước, sẽ tăng thêm sự lựa chọn cho các quốc gia trong việc tiêu diệt các mục tiêu mà người thực hiện không cần tiếp cận ở khoảng cách gần, tất cả sẽ được thực hiện bởi các robot giết người này”, ông Heyns nói

Trong tháng 11 năm 2012, cơ quan giám sát nhân quyền đã kêu gọi một lệnh cấm quốc tế về robot hoàn toàn tự động. Và chỉ tháng trước, chiến dịch ngăn chặn sự phát triển của những con robot giết người tự động đã được đưa ra tại London bởi một liên minh các tổ chức nhân quyền. Họ yêu cầu một lệnh cấm đối với sự phát triển của những vũ khí robot tự động trong tương lai.

Trong số các khuyến nghị của báo cáo nêu trên, có việc kêu gọi một lệnh cấm ngay lập tức về việc tạo ra các hệ thống vũ khí tự động, và thành lập một cơ quan quốc tế để đề ra chính sách đối với các hệ thống vũ khí này. Ông Hainz cũng đề nghị thành lập bộ quy tắc đạo đức đối với các hệ thống vũ khí tự động. Theo ông, "các quyết định xung quanh sự sống và cái chết trong những cuộc xung đột vũ trang thường cần tới lòng từ bi và sự trực giác. Con người mặc dù họ có thể sai lầm nhưng ít nhất vẫn còn những phẩm chất này nhưng những con robot tự động thì chắc chắn không có. Những người còn đang tranh luận để bảo vệ việc sử dụng những vũ khí tiêu diệt có tính chính xác cao là bởi vì họ thiếu những cảm xúc của con người. Tuy nhiên những sai lầm của con người sẽ không dễ dàng ngăn cản được sự bảo vệ cuộc sống”. Báo cáo của Văn phòng cao ủy về nhân quyền còn ghi nhận là robot không có nhiều khiếm khuyết vốn có ở những chiến binh. Robot sẽ sẽ không hành động theo sự thù hận, sợ hãi, giận giữ, thành kiến hay sợ hãi. Chúng sẽ cũng sẽ không bao giờ đem đến sự đau khổ cho con người từ các hành động như tra tấn hoặc cưỡng bức.

Theo đánh giá của ông Hainz, vấn đề chính mang tính triết - đạo đức học là sử dụng các hệ thống này làm giảm giá trị cuộc sống của con người. Hơn thế, nếu hai quốc gia sử dụng các hệ thống tương tự để chống lại nhau, có thể dẫn đến thảm họa cho cả hai bên.

Đoàn Ngọc