Nhỏ Bình thường Lớn

Liên tiếp 'ra tay' với sản lượng dầu, mục đích thật sự của OPEC+ là gì? Hé lộ điều Saudi Arabia có thể làm

Saudi Arabia sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu cho nền kinh tế toàn cầu, một hành động đơn phương để hỗ trợ giá "vàng đen" đang sụt giảm.
Liên tiếp cắt giảm sản lượng, mục đích của OPEC+ là gì? Saudi Arabia có thể mạnh tay hơn nữa
Quyết định ngày 4/6 của OPEC+ cắt giảm sản lượng cho cả năm 2024 là dấu hiệu cho thấy tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ giá và ngăn chặn hoạt động đầu cơ. (Nguồn: Reuters)

Hành động trên diễn ra sau hai lần các nước sản xuất chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) tuyên bố cắt giảm sản lượng.

Giá dầu sẽ tăng trong ngắn hạn

Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 4/6, các nước OPEC+ nhất trí cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu cho tới cuối năm sau. Cụ thể, Iraq tự nguyện cắt giảm 211.000 thùng/ngày, Oman 40.000 thùng/ngày, Algeria 48.000 thùng/ngày, Kuwait 128.000 thùng/ngày và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) 144.000 thùng/ngày cho tới cuối năm 2024.

Trong khi đó, Saudi Arabia sẽ cắt giảm sản lượng khai thác 1 triệu thùng/ngày, bắt đầu vào tháng 7 tới.

Như vậy, sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia trong tháng 7/2023 sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày so với khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 - mức giảm lớn nhất trong nhiều năm.

OPEC+ ra quyết định bất ngờ, Saudi Arabia cam kết cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày OPEC+ ra quyết định bất ngờ, Saudi Arabia cam kết cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày
Tin liên quan

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết, nước này có thể gia hạn việc cắt giảm và “sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để mang lại sự ổn định cho thị trường dầu mỏ”.

Theo ông Jorge Leon, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách nghiên cứu thị trường dầu mỏ của hãng phân tích thị trường năng lượng Energy Aspects (Anh), đợt cắt giảm mới này có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao trong ngắn hạn, nhưng tác động sau đó sẽ phụ thuộc vào việc Saudi Arabia có quyết định gia hạn việc cắt giảm hay không.

Ông cho biết, đợt cắt giảm này tạo ra giá sàn bởi Saudi Arabia có thể "tự nguyện giảm sản lượng chừng nào nước này thích”.

Giá dầu giảm đã khiến giá xăng ở Mỹ giảm và làm vơi bớt gánh nặng cho người tiêu dùng trên toàn thế giới trong bối cảnh lạm phát vẫn đang duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, ông Leon cho rằng, giá khí đốt sẽ không trở nên rẻ hơn.

Trong khi đó, ông Tamas Varga, nhà phân tích tại Công ty PVM Energy (Anh) cảnh báo: "Nếu áp lực lạm phát kéo dài dẫn đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sụt giảm, thì việc cắt giảm nguồn cung có thể bị vô hiệu hóa".

Việc Saudi Arabia cho rằng cần tiến hành một đợt cắt giảm nữa báo hiệu triển vọng bấp bênh về nhu cầu nhiên liệu trong những tháng tới.

Hiện có những lo ngại về kinh tế Mỹ và châu Âu suy yếu, trong khi sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch Covid-19 không mạnh mẽ như kỳ vọng của nhiều người.

Liên tiếp cắt giảm sản lượng, mục đích của OPEC+ là gì? Saudi Arabia có thể mạnh tay hơn nữa
Các nước OPEC+ nhất trí cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu cho tới cuối năm 2024. (Nguồn: Reuters)

OPEC+ sẵn sàng hỗ trợ giá

Trước đó, ngày 2/4, OPEC+ đã cam kết cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày, trong đó, Saudi Arabia là nước dẫn đầu với mức cắt giảm 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, từ tháng 5 đến hết năm 2023.

OPEC+ hiện đã giảm sản lượng trên giấy là 4,6 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên không thể sản xuất theo hạn ngạch, vì vậy, mức giảm thực tế là khoảng 3,5 triệu thùng/ngày, tương đương hơn 3% nguồn cung toàn cầu.

Các đợt cắt giảm trước đó tạo ra ít thúc đẩy lâu dài cho giá dầu. Dầu thô Brent chuẩn quốc tế đã tăng cao tới 87 USD/thùng, nhưng giảm xuống ở mức dưới 75 USD/thùng trong những ngày gần đây.

Trong khi đó, giá dầu thô của Mỹ gần đây đã giảm xuống dưới 70 USD/thùng. Giá năng lượng giảm cũng góp phần thúc đẩy lạm phát ở 20 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) xuống mức thấp nhất kể từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Saudi Arabia cần duy trì doanh thu cao từ dầu mỏ để tài trợ cho các dự án phát triển đầy tham vọng nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của đất nước.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, Saudi Arabia cần giá dầu ở mức 80,9 USD/thùng để đáp ứng các cam kết chi tiêu theo kế hoạch, bao gồm dự án mang tên Neom, thành phố sa mạc tương lai trị giá 500 tỷ USD.

Trong khi các nhà sản xuất dầu mỏ như Saudi Arabia cần doanh thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước, họ cũng phải tính đến tác động của giá cao hơn đối với các nước tiêu thụ dầu mỏ.

Giá dầu tăng quá cao có thể thúc đẩy lạm phát, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và đẩy các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hướng tới tăng lãi suất hơn nữa - nguyên nhân có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và bất kỳ mức tăng nào đối với giá dầu có thể giúp Nga tăng thêm nguồn thu.

Nga đã tìm thấy khách hàng mua dầu mới ở Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh nước này đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm hạn chế thu nhập của Moscow từ dầu mỏ.

Tuy nhiên, giá dầu thô cao hơn có nguy cơ làm phức tạp hoạt động thương mại của Nga nếu giá vượt quá mức trần 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) áp đặt đối với nước này.

Moscow đã tìm mọi cách tránh trần giá thông qua các tàu chở dầu của “hạm đội bóng tối”. Tuy nhiên, những nỗ lực này lại làm tăng thêm chi phí vận chuyển dầu.

Theo hãng thông tấn TASS, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, theo thỏa thuận của OPEC+, Moscow sẽ gia hạn phần cắt giảm sản lượng tự nguyện của nước này là 500.000 thùng/ngày đến hết năm 2024. Tuy nhiên, Nga có thể không thực hiện đúng cam kết của mình.

Trong báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 4/2023, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho hay, tổng xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ như dầu diesel của Nga trong tháng 4/2023 đã tăng lên mức cao tới 8,3 triệu thùng/ngày.

Theo các nhà phân tích, quyết định ngày 4/6 của OPEC+ cắt giảm sản lượng cho cả năm 2024 là dấu hiệu cho thấy tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ giá và ngăn chặn hoạt động đầu cơ.

Nhà đồng sáng lập tổ chức tư vấn Energy Aspects Amrita Sen nhấn mạnh: "Đó là một tín hiệu rõ ràng cho thị trường rằng OPEC+ sẵn sàng đưa ra giá sàn và bảo vệ mức giá sàn này”.

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Bước đi giúp Nga vượt trừng phạt; Mỹ, châu Âu sẽ bị 'tấn công'?

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Bước đi giúp Nga vượt trừng phạt; Mỹ, châu Âu sẽ bị 'tấn công'?

Các nước sản xuất dầu lớn dẫn đầu là Saudi Arabia cho biết sẽ một lần nữa cắt giảm nguồn cung dầu thô. Quyết định ...

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Giá xăng tại Mỹ sẽ tăng lên 4 USD/gallon? Đà siết nguồn cung có thể chưa dừng lại?

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Giá xăng tại Mỹ sẽ tăng lên 4 USD/gallon? Đà siết nguồn cung có thể chưa dừng lại?

Giá xăng của Mỹ có thể tăng lên 4 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) sau khi ngày 2/4, Tổ chức các nước xuất khẩu ...

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: 'Món quà' dành cho Tổng thống Mỹ?

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: 'Món quà' dành cho Tổng thống Mỹ?

Quyết định gần đây của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) về việc cắt ...

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Không phải Mỹ, những quốc gia này mới cảm thấy 'đau đớn' nhất

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: Không phải Mỹ, những quốc gia này mới cảm thấy 'đau đớn' nhất

Việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC và các đồng minh (OPEC+) đã khiến giá dầu tăng nhanh. Các nhà phân tích cho ...

OPEC+ cắt giảm sản lượng: Tình thân bị thử thách

OPEC+ cắt giảm sản lượng: Tình thân bị thử thách

Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và các đối tác (OPEC+) với vai trò đầu tàu ...

(theo AP, AFP, Reuters)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi