Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19. (Nguồn: Twitter) |
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho rằng, đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển bởi những khó khăn khi triển khai các công cụ giúp phục hồi kinh tế.
Ông David Malpass bày tỏ lo ngại khi ngày càng có nhiều người rơi vào nghèo đói cùng cực. Trên thế giới hiện có khoảng 150 triệu người đang sống trong điều kiện nghèo khổ và con số này đã phá vỡ thành quả xóa đói giảm nghèo trong suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Mặc dù kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi ở một số nước phát triển, song tại các quốc gia đang phát triển thì quá trình này diễn ra còn chậm chạp. Khả năng phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V (chạm đáy rồi vươn lên mạnh mẽ, nhanh chóng) khó có thể thành hiện thực, thay vào đó là mô hình chữ L (rơi xuống đáy và rất khó thoát đáy).
Theo Chủ tịch WB, vaccine phòng Covid-19 đóng vai trò quan trọng giúp hàn gắn vết thương do đại dịch gây ra. Vết thương này thậm chí còn nặng nề hơn cả những tổn thương trong giai đoạn khủng hoảng tài chính cách đây hơn chục năm. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm cho người dân cũng là yếu tố hết sức quan trọng giúp kinh tế phục hồi.
Ông David Malpass lưu ý, đại dịch Covid-19 có thể gây ra khủng hoảng nợ tại một số quốc gia, do đó các nhà đầu tư phải sẵn sàng cho một số hình thức giảm nhẹ gánh nặng cho các nước nghèo, bao gồm việc xóa nợ.
Mới đây, các quan chức Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đồng ý hoãn việc thanh toán nợ cho các nước nghèo nhất thế giới cho đến hết năm 2020. Đây là quyết định nhanh chóng và phù hợp trong bối cảnh các tác động do đại dịch vô cùng tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới.
Việc đóng băng khoản nợ cả gốc lẫn lãi của G20 cho các quốc gia nghèo nhất thế giới đã giúp giải phóng hơn 20 tỷ USD để các quốc gia này cải thiện hệ thống y tế nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hoan nghênh quyết định nhanh chóng của G20 trong việc tạm ngưng thanh toán các khoản nợ cho các quốc gia nghèo trên thế giới. Bà Kristalina Georgieva cho rằng, việc hoãn thanh toán nợ trong thời điểm này là vì lợi ích của tất cả mọi người, khi toàn nhân loại, không kể các quốc gia phát triển hay đang phát triển, đều đang phải chống chọi với đại dịch toàn cầu.
Các Bộ trưởng Tài chính thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cũng đã nhất trí ủng hộ chương trình giãn nợ nhằm giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó trước tác động của đại dịch. Các Bộ trưởng G7 cho rằng, việc hoãn trả nợ đến hết năm 2020 sẽ giúp các nước có thêm nguồn tài chính để tài trợ cho các biện pháp xã hội, y tế nhằm đối phó dịch bệnh.
Để đảm bảo các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu hơn cuộc khủng hoảng hiện tại, các chính phủ buộc phải tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, hoặc thậm chí có khả năng xem xét nắm giữ cổ phần trong đó. Tuy nhiên, những nỗ lực kích thích tốn kém như vậy cũng rất khó trở thành hiện thực và phát huy hiệu quả "giải cứu" nền kinh tế thoát đáy.
| Trung Quốc liệu có thắng trong cuộc đua phục hồi kinh tế hậu Covid-19 ? TGVN. Trong khi phần lớn thế giới đang phải 'ra sức' ngăn chặn các ca nhiễm Covid-19 mới thì kinh tế Trung Quốc đã đạt ... |
| Học giả Pháp: Khi Trung Quốc 'già đi', kinh tế thế giới cũng chịu hậu quả TGVN. Trung Quốc sắp chứng kiến sự già hóa dân số nhanh chóng và mạnh mẽ, trong giai đoạn từ năm 2020-2030. Hiện tượng này ... |
| Kinh tế thế giới hậu dịch Covid-19: Mô hình phục hồi hình chữ K TGVN. Mô hình chữ K thể hiện sự phân hóa trong nền kinh tế với những nhóm ngành được hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng ... |