Lĩnh vực bất động sản Nhật Bản đang trải qua 'thời kỳ tăng trưởng vàng'. Một góc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP) |
Ông Henry Chin, nhà lãnh đạo bộ phận nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của công ty môi giới bất động sản toàn cầu CBRE khẳng định: “Đây là thời kỳ hoàng kim của bất động sản Nhật Bản”.
Ông giải thích, Nhật Bản được hưởng lợi từ chính sách tiền tệ cực lỏng, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang trong chu kỳ thắt chặt. Các điều kiện cho vay mua bất động sản của nước này tương đối dễ dàng, trong khi tỷ lệ cho vay trên giá trị bất động sản ở mức 70% và chi phí lãi vay chỉ dao động quanh mức 1%.
Nhật Bản cắt đứt hoạt động thương mại trị giá gần 2 tỷ USD/năm với Nga |
Tin liên quan |
Trong bối cảnh đó, mức độ minh bạch và các nguyên tắc nền tảng mạnh mẽ của phân khúc bất động sản bán lẻ và chung cư dành cho đại gia đình (những tòa nhà hoặc khu phức hợp có nhiều căn hộ phù hợp dành cho các đại gia đình) đã trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy thị trường bất động sản Nhật Bản tăng tốc.
Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường vốn của Công ty JLL tại Nhật Bản Koji Nato thông tin, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản của Nhật Bản đã tăng 100% trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm trước.
Trong một báo cáo vừa phát hành gần đây, JLL cho biết, hoạt động giao dịch bất động sản ở Nhật Bản thuộc hàng mạnh nhất thế giới, tính từ đầu năm 2023 đến nay. Yếu tố then chốt tạo nên hiện tượng này, theo JLL, chính là chính sách lãi suất cực thấp “được nhiều người cho là có tác dụng giữ cho thị trường bất động sản Nhật Bản có khả năng phục hồi tốt”.
Cụ thể, JLL tính toán, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp đôi khoản đầu tư của họ so với một năm trước, lên 2 tỷ USD, trong quý I/2023.
Theo dữ liệu mới nhất do CBRE cung cấp, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Nhật Bản đã tăng 45% trong nửa đầu năm 2023, so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường đầu tư, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực bất động sản thương mại của Nhật Bản, với tổng số vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD từ tháng 1-9/2023, tiếp theo là Mỹ và Canada, với giá trị các khoản đầu tư lần lượt là 2,58 tỷ USD và 1 tỷ USD.
| Mỹ thừa nhận một điều liên quan đến giá trần dầu Nga, tuyên bố đã sẵn sàng hành động Mới đây, hãng tin Bloomberg đăng tải bài viết cho hay, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, việc áp đặt trần giá ... |
| Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng ... |
| CEO JP Morgan: Fed còn lâu mới kết thúc chu kỳ nâng lãi suất, 2 'cơn bão' bất thường có thể đổ bộ Mỹ Mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng JP Morgan Jamie Dimon nhận định, Fed có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất ... |
| Nếu cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp năm 2010 làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới, thì cuộc khủng hoảng nợ Italy ngày ... |
| Hoạt động kinh tế tại EU đang chậm lại, lý do vì sao? Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục tăng trưởng mặc dù chậm hơn. |