Nhỏ Bình thường Lớn

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: 'Biển hòa bình - Phục hồi bền vững'

Sáng 16/11, tại Đà Nẵng, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc với chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”.

Hội thảo có sự góp mặt của hơn 220 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.

Sự kiện quy tụ gần 40 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ gần 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau; gần 50 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (trong đó có 8 Đại sứ). Gần 30 phóng viên đến từ 25 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã tới trực tiếp tham gia đưa tin về Hội thảo.

Phát biểu khai khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định, cục diện thế giới đã diễn ra những thay đổi nhanh chóng và chưa từng có. Những thay đổi trong thực tế địa chính trị, vốn là điều không tưởng, đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới, trong đó cả các khu vực từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: 'Biển Hòa Bình - Phục hồi bền vững'
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 tại Đà Nẵng, ngày 16/11. (Nguồn: TTXVN)

Các rủi ro địa chính trị toàn cầu và sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn đã làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát kèm suy thoái, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Các kiến trúc an ninh trên thế giới và ở khu vực đang có những thay đổi to lớn. Đây là những thách thức đa chiều, nhiều tầng lớp và khó nhận diện.

Theo Thứ trưởng, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt lòng tin và tinh thần hợp tác, nhất là đối với luật pháp quốc tế và các tổ chức đa phương. Việc không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế có thể gây xói mòn dần trật tự quốc tế.

Do đó, việc tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác là cần thiết để các tổ chức quốc tế đứng vững trước thử thách của thời gian. Các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn, cần có trách nhiệm lớn hơn trong hành xử để đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, Biển Đông là trung tâm của cục diện quốc tế đang thay đổi. Các nguyên tắc trên Biển Đông sẽ góp phần định hình các nguyên tắc khác ở các biển và đại dương khác. Việc duy trì một trật tự trên biển, trong đó nhấn mạnh tới sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết, là cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững.

Chính sách của Việt Nam về Biển Đông là tôn trọng đầy đủ, thiện chí thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, thúc đẩy hợp tác biển dựa trên UNCLOS. Việt Nam coi trọng việc sử dụng bền vững và bảo tồn đại dương, biển và các nguồn tài nguyên trên biển.

Chia sẻ về chủ đề “Biển hòa bình - Phục hồi bền vững”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho rằng: Biển hòa bình là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững sau đại dịch.

Chủ đề cũng cho thấy ý định tốt đẹp của Ban tổ chức và các đại biểu nhằm thảo luận về cách thức giải quyết các thách thức bất ổn ở Biển Đông và đưa ra các sáng kiến và đề xuất cụ thể để thúc đẩy các hoạt động hợp tác và duy trì phục hồi sau đại dịch.

Nhân dịp này, Thứ trưởng cho rằng cộng đồng quốc tế cần có giải pháp sáng tạo để cải thiện tính minh bạch và thúc đẩy lòng tin chiến lược giữa các bên, cần có hành động cụ thể để duy trì ổn định chính trị, duy trì phục hồi kinh tế và cần có sáng kiến thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của ASEAN.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: 'Biển Hòa Bình - Phục hồi bền vững'
Phiên thảo luận đầu tiên tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14, ngày 16/11, tại Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)

Cũng trong phiên khai mạc Hội thảo, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và gián đoạn, Hội thảo Biển Đông lần thứ 14 hướng tới mục tiêu tìm hiểu những thay đổi địa chính trị toàn cầu mới nhất trên Biển Đông, xác định các rủi ro tiềm ẩn và tìm cách khôi phục lòng tin, thúc đẩy đối thoại và hợp tác.

Một mặt, Hội thảo sẽ định vị Biển Đông trong bối cảnh địa chính trị đang biến đổi, đan xen giữa điểm nóng cũ và mới, trong sự hiệu quả của các cấu trúc quản trị hiện hành và xem xét vai trò của UNCLOS sau 40 năm và Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) sau 20 năm.

Mặt khác, Hội thảo tập trung vào nội dung thúc đẩy các thực tiễn tốt nhất để tìm kiếm cơ hội hợp tác, từ xây dựng năng lực đối phó với các mối đe doạ phức hợp trên biển, xây dựng các quy định trong các lĩnh vực phi truyền thống và có liên hệ với nhau tới chủ đề thúc đẩy kinh tế xanh, đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 diễn ra trong hai ngày 16-17/11 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng: Vạc dầu Biển Đông: Từ âm ỉ đến sục sôi kéo dài?, Các cường quốc và xu hướng 4C ở Biển Đông: Hợp tác (Cooperation), Cạnh tranh (Competition), Đối đầu (Confrontation) hay Cùng chung sống (Coexistence)?; Cộng hưởng động lực mới từ cơ chế tiểu đa phương khu vực; Kỷ niệm 40 năm UNCLOS và 20 năm DOC: Con đường phía trước; Tìm kiếm năng lực để xử lý các mối đe dọa và thách thức hàng hải phức hợp mới; “Luật đi đường” đối với các lĩnh vực phi truyền thống và và các lĩnh vực có sự giao thoa; Thúc đẩy hợp tác kinh tế biển xanh và kinh tế xanh và Thương mại bền vững và chuỗi cung ứng để phục hồi kinh tế.

Hội thảo năm nay diễn ra trong bối cảnh đánh dấu 40 năm ký kết Công ước UNCLOS và 20 năm ASEAN và Trung Quốc ký kết DOC.

Ngoài phiên dẫn đề đặc biệt và 8 phiên thảo luận chính thức, Học viện tiếp tục tổ chức Diễn đàn Lãnh đạo trẻ cho các nhà nghiên cứu trẻ tuổi trên thế giới và khu vực.

Đáng chú ý, điểm mới của Hội thảo năm nay là việc tổ chức một phiên dành cho tiếng nói của người Việt Nam ở nước ngoài, nhằm quy tụ tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam, trong và ngoài nước, để xây dựng Việt Nam là một thành viên chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, sẽ có một số phiên bình luận sau Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về những nội dung trao đổi tại sự kiện.

Phó Tổng thống Mỹ sẽ thăm đảo Philippines nằm sát Biển Đông?

Phó Tổng thống Mỹ sẽ thăm đảo Philippines nằm sát Biển Đông?

Ngày 15/11, một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm đảo Palawan của Philippines nằm sát ...

Tổng thống Biden: Washington sẽ 'cạnh tranh mạnh mẽ' với Bắc Kinh; nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông

Tổng thống Biden: Washington sẽ 'cạnh tranh mạnh mẽ' với Bắc Kinh; nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/11 tuyên bố duy trì cam kết của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng ...

EAS đề cao trách nhiệm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông

EAS đề cao trách nhiệm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông

Lãnh đạo ASEAN và các Đối tác EAS nhất trí cần thúc đẩy EAS phát huy hơn nữa giá trị chiến lược và khả năng ...

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc vào tháng 1/2023

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc vào tháng 1/2023

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hội nghị cấp cao ASEAN 40,41: Cơ hội, thách thức đan xen, kỳ vọng một ASEAN đoàn kết, tự tin vào chính mình!

Hội nghị cấp cao ASEAN 40,41: Cơ hội, thách thức đan xen, kỳ vọng một ASEAN đoàn kết, tự tin vào chính mình!

Trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 10-13/11 được tổ chức ...