Lỗ hổng lớn trong APEC 2018

Thượng đỉnh APEC 2018 – một diễn đàn kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới với 21 nền kinh tế thành viên đang nhóm họp tại Papua New Guinea trong các ngày 17 và 18 tháng 11. Thế nhưng sự thiếu vắng Ấn Độ -  một nền kinh tế lớn của châu Á được coi là một lỗ hổng làm suy yếu các nỗ lực mở rộng thương mại và đổi mới trong toàn khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
an do su thieu vang cua apec 2018 Các hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị APEC 2018
an do su thieu vang cua apec 2018 APEC 2018: Malaysia kêu gọi các thành viên đánh giá lại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
an do su thieu vang cua apec 2018 Papua New Guinea với Năm APEC 2018

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với ba nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 47% thương mại toàn cầu cho thấy nó có trọng lượng kinh tế và tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào trên thế giới. Tuy nhiên, sự vắng mặt Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 6 toàn cầu, rõ ràng là một sự thiếu vắng đáng tiếc của APEC 2018.

Sứ mệnh của APEC 2018

Không giống như các tổ chức đa phương khác lấy tư cách quốc gia làm thành viên, APEC lại tập trung vào khía cạnh kinh tế và gọi những chủ thể tham gia là các nền kinh tế thành viên. APEC không phải là một diễn đàn với các cuộc đàm phán để hòa giải hay gắn kết, nhưng APEC lại là một cơ chế đi đầu trong việc tạo ra các sáng kiến ​​để mở rộng và tăng cường kết nối kinh tế thương mại, tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh và tự do hóa thương mại - hàng hóa.

an do su thieu vang cua apec 2018
Ấn Độ đã vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 toàn cầu trong năm 2018 (ảnh New Delhi News)

Ấn Độ - nền kinh tế 2,6 nghìn tỷ USD hiện là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt qua Pháp trong năm 2018 để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 toàn cầu và thứ 3 châu Á. Mặc dù nền kinh tế Ấn Độ vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng nó đã được công nhận và vận hành trên nguyên tắc tự do hóa từ lâu và đang tham gia ngày càng sâu rộng vào dòng chảy chung của thương mại và đầu tư quốc tế. Khi APEC ra đời 20 năm trước, trao đổi thương mại của Ấn Độ với APEC chỉ chiếm 15% GDP của Ấn Độ, nhưng đã tăng lên 40% vào năm 2017.

Cho đến nay, Ấn Độ vẫn được cho là là một nhà đàm phán khó khăn về các vấn đề thương mại toàn cầu, thế nhưng cũng đã có những dấu hiệu cho thấy New Delhi đã sẵn sàng cho một số đồng thuận và thỏa hiệp nhất định để ra nhập APEC.  Nếu nền kinh tế Ấn Độ được hòa trong dòng chảy thương mại chung của APEC, chắc hẳn các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn cũng như Ấn Độ sẽ được hưởng lợi lẫn nhau và việc có Ấn Độ trong APEC sẽ giúp tăng cường hơn nữa tiếng nói cho tự do hóa thương mại trong khu vực.

Mở rộng sang Ấn Độ Dương ?

Trái ngược với “người vắng mặt” Ấn Độ, nền kinh tế Papua New Guinea lại là nền kinh tế nhỏ thứ hai trong APEC, sau Brunei - với nền kinh tế phụ thuộc vào các ngành công nghiệp khai thác, nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Hơn nữa, nền kinh tế Papua New Guinea lại không phải là một mô hình có khả năng kết nối kỹ thuật số và đổi mới công nghệ, như chủ đề của Thượng đỉnh APEC năm nay.

Và vì vậy, mà những sự “chưa tương xứng” này có thể sẽ phù hợp hơn nếu APEC được tổ chức tại Ấn Độ, chủ đề kết nối công nghệ số và đổi mới công nghệ được bàn thảo tại Ấn Độ - một nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh chóng.

an do su thieu vang cua apec 2018
Quy mô các nền kinh tế thành viên APEC (nguồn: IMF)

Một khía cạnh khác về sự liên quan đến APEC của Ấn Độ chính là tầm quan trọng và ảnh hưởng của các doanh nghiệp, vốn đại diện cho các nền  kinh tế thành viên trong Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) - một hội đồng hiện gồm 59 thành viên luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc vạch ra nội dung chính của thảo luận kinh tế tại các kỳ Thượng đỉnh APEC. Một trong những thành viên của ABAC hiện nay là UPS - công ty cung cấp dịch vụ hậu cần toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ hiện có 50 văn phòng hoạt động tại Ấn Độ nhưng chỉ có một ở Papua New Guinea.

Papua New Guinea chính thức là thành viên APEC từ năm 1993 và luôn cam kết với các nguyên tắc thương mại tự do và cởi mở của APEC trong suốt 25 năm qua. Đây là điều đáng ghi nhận đối với một nền kinh tế nhỏ trong APEC như Papua New Guinea. 

Ấn Độ cũng đã gõ cửa APEC trong ngần ấy thời gian để trở thành thành viên chính thức thế nhưng APEC đã không kết nạp thêm bất kỳ thành viên mới nào kể từ năm 2010. Nhiều lý do được đưa ra ví dụ như thiếu sự đồng thuận trong tiêu chuẩn kết nạp thành viên mới, lo ngại việc kết nạp thêm thành viên sẽ phá vỡ các nguyên tắc đồng thuận vốn có và thành viên mới có thể chỉ quan tâm đến khu vực của mình...

Ngoài ra, việc mở rộng về phía Tây để có thể bao gồm Ấn Độ sẽ làm cho khái niệm địa chính trị của APEC vượt ra ngoài vành đai Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, việc bao gồm Ấn Độ sẽ phản ánh chính xác khuôn khổ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khái niệm địa chính trị lần đầu tiên Nhật Bản đưa ra và hiện đang được sử dụng tại Hoa Kỳ và nhiều nước châu Á khác.

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho rằng Ấn Độ cần có một ghế xứng đáng trong APEC, bởi nền kinh tế nước này đang tiếp tục phát triển với sự lớn mạnh của các tập đoàn toàn cầu cùng với chính sách đối ngoại “Hành động hướng Đông” của New Delhi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó là các khó khăn trong đàm phán thương mại giữa New Delhi với các đối tác kinh tế toàn diện của họ trong khu vực. Nhưng dù thế nào, thì New Delhi sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng nhất định đối với các nền kinh tế thành viên APEC trong những năm sắp tới.

an do su thieu vang cua apec 2018 APEC 2018: Chủ tịch Trung Quốc bảo vệ “Vành đai và Con đường” trước các chỉ trích

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/11 đã bảo vệ sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng ...

an do su thieu vang cua apec 2018 Chủ nhà APEC 2018 kêu gọi các thành viên tôn trọng quy tắc thương mại quốc tế

Ngày 16/11, Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill đã kêu gọi tất cả các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh ...

an do su thieu vang cua apec 2018 APEC 2018: Hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 15/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea, đã diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại ...

an do su thieu vang cua apec 2018 20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam

Cách đây đúng 20 năm, ngày 14 tháng 11 năm 1998, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành ...

Đức Trí (theo Council on Foreign Relations)

Bài viết cùng chủ đề

APEC 2018

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động