Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hội đàm cùng người đồng cấp Mỹ Joe Biden bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 9/2022. (Nguồn: The Summit Express) |
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh, Tổng thống Marcos nhấn mạnh: “Hiệp ước phòng thủ chung cần được điều chỉnh do những thay đổi về tình hình mà chúng ta đang đối mặt ở Biển Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và tình hình đang ngày càng nóng lên”.
Theo kế hoạch, ông Marcos dự kiến có cuộc gặp ông Biden vào ngày 1/5 tại Washington. Nhà Trắng cho biết, cuộc gặp này sẽ tái khẳng định “những cam kết vững chắc của Mỹ đối với việc bảo vệ Philippines”.
Nhà lãnh đạo Philippines sẽ cùng Tổng thống Mỹ thảo luận chính xác những gì liên minh cần cũng như cách thức quản lý căng thẳng với Trung Quốc.
Đề nghị của Philippines được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục tăng cường các cơ sở quân sự và khí tài bảo vệ bờ biển.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng, chính thỏa thuận giữa Philippines với Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Hồi tháng 2, Tổng thống Marcos thông báo cho phép các lực lượng Mỹ được luân phiên hiện diện thay thế tại 4 căn cứ quân sự mới ở phía Bắc Philippines, ngoài 5 căn cứ cũ, trên cơ sở khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Địa điểm cụ thể là Căn cứ hải quân Camilo Osias và Sân bay Lal-lo đều ở tỉnh Cagayan; Trại Melchor Dela Cruz ở Gamu thuộc tỉnh Isabela. Hai tỉnh Cagayan và Isabela đều nằm trên đảo Luzon.
Căn cứ còn lại là trên đảo Balabac ở tỉnh Palawan, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Mỹ sau đó đã công bố kế hoạch triển khai tại các cơ sở bổ sung trên, bao gồm xây dựng một sân bay, cũng như "các căn cứ tập trận, đương nhiên, bao gồm cả lực lượng hải quân", đồng thời khẳng định, Washington không tìm cách đặt căn cứ quân sự lâu dài ở Philippines.
Trong khi đó, Tổng thống Marcos tuyên bố, nước này sẽ không cho phép các căn cứ quân sự của Philippines "được sử dụng cho bất kỳ hành động tấn công nào. Điều này chỉ được phép xảy ra với mục đích giúp đỡ Manila bất cứ khi nào chúng tôi cần".
| Ấn Độ: Chi bộn tiền mua tên lửa từ Nga-Mỹ; đàm phán biên giới với Trung Quốc 'giậm chân tại chỗ' dù ra sức thúc ép Vào thời điểm Mỹ và Nga đang đọ sức trên "mặt trận" Ukraine, Ấn Độ có kế hoạch mua hệ thống tên lửa từ cả ... |
| EU tuyên bố hành động ở Moldova, quyết giúp quốc gia Đông Âu ứng phó Nga Ngày 24/4, các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất cử một phái đoàn dân sự đến Moldova để giúp tăng cường ... |
| Để Mỹ tiếp cận loạt căn cứ: Philippines không cho phép một việc xảy ra, chẳng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc Ngày 10/4, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos tuyên bố, nước này sẽ không cho phép xảy ra "bất kỳ hành động tấn công nào" từ ... |
| Ngoại trưởng Trung Quốc đến Manila, trùng thời điểm Philippines và Mỹ tổ chức cuộc tập trận chung lớn nhất Tối ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã đến Manila và bắt đầu chuyến thăm chính thức Philippines trong ba ngày (21-23/4). |
| Philippines, Trung Quốc bày tỏ thiện chí hợp tác giải quyết bất đồng ở Biển Đông Philippines và Trung Quốc khẳng định tìm các biện pháp để giải quyết thỏa đáng bất đồng tại Biển Đông. |