Hiện châu Âu đang nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga. (Nguồn: Nord Stream 2) |
Động thái này nhằm chuẩn bị sẵn sàng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm năng lượng tại châu Âu dù Nga thực hiện biện pháp dừng xuất khẩu khí thiên nhiên cho châu Âu khi mâu thuẫn xoay quanh vấn đề Ukraine dâng cao.
Hiện châu Âu đang nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại Nga sẽ cắt giảm nguồn cung cho châu Âu trong trường hợp phương Tây cấm vận Moscow.
Theo tin của Bloomberg, Mỹ đảm bảo không để xảy ra tình trạng bị thiếu khí đốt tại châu Âu, nên đã nỗ lực để tiếp xúc với các nước nhập khẩu khí thiên nhiên châu Á.
Giới chức Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận với các nước châu Á về việc ký hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn theo hình thức "hoán đổi". Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản chưa có phản ứng ngay lập tức, còn Trung Quốc thì đang trong kỳ nghỉ lễ nên chưa phúc đáp.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp xúc với các nước sản xuất khí đốt như Qatar, Nigeria, Ai Cập, Libya để thảo luận về việc nâng sản lượng khi xảy ra tình huống nguy cấp. Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng, thị trường khí đốt khó có thể nâng mạnh sản lượng như dầu thô do hầu như không có lượng dự trữ.
Giá vàng hôm nay 3/2, Giá vàng thế giới củng cố vị thế đúng dịp Tết Nhâm Dần, giới kinh doanh trong nước tung sản phẩm chiêu tài, phát lộc Giá vàng hôm nay 3/2 tăng trở lại với mức tăng không mạnh nhưng củng cố ở mức cao - trên ngưỡng 1.800 USD. Động ... |
Mỹ và châu Âu có thể hóa giải vũ khí năng lượng của Tổng thống Nga? Chỉ bằng cách tích hợp châu Âu vào một mạng lưới an ninh năng lượng tốt hơn, NATO mới có thể thực sự bảo vệ ... |