Nhỏ Bình thường Lớn

Loài rùa tóc xanh ngoại hình đặc biệt, có thể chìm hoàn toàn dưới nước trong nhiều ngày liên tục

Loài rùa sông Mary đã thích ứng với môi trường nước sau khi tách khỏi các họ rùa khác cách đây 18 triệu năm. Nó có thể sống nhiều ngày dưới nước nhờ một bộ phận đặc biệt nằm ở mông.
Loài rùa tóc xanh ngoại hình đặc biệt, có thể chìm hoàn toàn dưới nước trong nhiều ngày liên tục
Loài rùa tóc xanh có đốm tảo màu xanh lá mọc trên đầu và thân.

Loài rùa này có tên khoa học là Elusor macrurus. Chúng sống ở sông Mary, Queensland, Australia. Thức ăn chủ yếu là các loài thực vật dưới nước, đôi khi chúng ăn cả hạt, quả và ấu trùng của côn trùng.

Tin liên quan
Cụ rùa già nhất thế giới đón sinh nhật lần thứ 191 Cụ rùa già nhất thế giới đón sinh nhật lần thứ 191

Vì sao rùa tóc xanh lại đặc biệt? Loài rùa này có ngoại hình vô cùng ấn tượng hay có thể gọi là trông rất "ngầu" nhờ một đốm tảo màu xanh lá mọc trên đầu và thân, giúp trốn khỏi kẻ thù ăn thịt khi sống dưới nước.

Rùa Elusor macrurus còn có hai mấu nhô ra dưới cằm như hai chiếc râu, đây là bộ phận giúp nó cảm nhận môi trường xung quanh.

Ngoài đặc điểm ngoại hình khác thường, rùa sông Mary còn có một dị biệt nữa nằm ở mông của nó.

Ngoài ra, nó có thể chìm hoàn toàn dưới nước trong nhiều ngày liên tục, một thành tích mà rất ít loài bò sát có được. Đó là nhờ một bộ phận đặc biệt nằm trong lỗ huyệt.

Lỗ huyệt có ở các động vật có xương sống nhưng không phải động vật có vú, có chức năng liên quan đến đường ruột, tiết niệu.

Một số loài rùa nước ngọt thở bằng da khi chìm dưới nước nhưng thở bằng lỗ huyệt như rùa tóc xanh thì rất đặc biệt và giúp nó ở dưới nước được lâu hơn.

Rùa tóc xanh có thể thở dưới nước tới 72 giờ liền. Các túi là các tuyến hoạt dịch nằm trong lỗ huyệt giúp cho oxy trong nước khuếch tán và ngấm vào máu của rùa.

Các nhà khoa học cho rằng, tổ tiên của rùa tóc xanh đã tách khỏi tất cả các dòng rùa còn sống khác từ hơn 18 triệu năm trước, tức là vài triệu năm trước khi tổ tiên của loài người và loài đười ươi tách khỏi nhau.

Mặc dù được con người cho sinh sản rất nhiều trong những năm 1960-1970 để phục vụ nhu cầu làm vật nuôi trong nhà, nhưng sau đó, loài rùa này gần như biến mất.

Sự phân bố của loài vật này trong tự nhiên là một bí ẩn đối với các nhà khoa học cho đến khi họ tìm thấy chúng và chính thức công nhận đây là một loài vào năm 1994.

(theo Dân trí)

Australia cho sinh sản thành công một 'bé' gấu trúc đỏ

Australia cho sinh sản thành công một 'bé' gấu trúc đỏ

Một công viên động vật hoang dã ở phía Nam bang New South Wales (NSW) của Australia mới đây đã vui mừng chứng kiến sự ...

Loài chim quý hiếm hồng hoàng phương Đông vượt qua loạt thử thách giải đố cấp độ cao

Loài chim quý hiếm hồng hoàng phương Đông vượt qua loạt thử thách giải đố cấp độ cao

Chim hồng hoàng đạt số điểm cao tương đương như một số loài linh trưởng trong một bài kiểm tra nhận thức ở cấp độ ...

Hành trình xuyên 3 nước châu Âu đáng kinh ngạc của loài sói xám

Hành trình xuyên 3 nước châu Âu đáng kinh ngạc của loài sói xám

Ngày 19/2, các nhà nghiên cứu tại Đại học Autonomous Barcelona (UAB) ghi nhận hành trình dài nhất được phát hiện ở loài sói, qua ...

Bỉ phát hiện xương voi ma mút và hươu đỏ trong quá trình khai quật khảo cổ

Bỉ phát hiện xương voi ma mút và hươu đỏ trong quá trình khai quật khảo cổ

Các mảnh xương của voi ma mút mới được phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ do Cơ quan đô thị Brussels thực ...

Bất ngờ chụp được bức ảnh đầu tiên về loài chim mũ mào vàng sau gần 20 năm

Bất ngờ chụp được bức ảnh đầu tiên về loài chim mũ mào vàng sau gần 20 năm

Nhóm nghiên cứu lo ngại về tương lai của chim mũ mào vàng do loài này đối mặt mối đe dọa bị mất môi trường ...