Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loài động vật biển thân mềm này sở hữu một hệ thống thị giác tinh vi có thể có đến 200 con mắt kích cỡ 1mm. Hệ thống thị giác này có chức năng như là một loại kính viễn vọng.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann tại Israel đăng tải mới đây trên tạp chí Khoa học, sò Saint-Jacques cũng như một số loài sinh vật sống sâu dưới đáy biển có một hệ thống gương để tạo ra hình ảnh phản chiếu từ ánh sáng và được lập trình để tiếp nhận sóng ánh sáng đi xuyên vào vùng nước mà chúng sinh sống.
Nghiên cứu cho thấy, sò Saint-Jacques sở hữu một hệ thống thị giác tinh vi có thể có đến 200 con mắt kích cỡ 1mm. |
Những chiếc gương này được hình thành từ vô số thủy tinh thể cực nhỏ có hình dạng 3 chiều phức tạp cho phép giảm thiểu quang sai ánh sáng và đưa ra những hình ảnh rõ nét.
Những chiếc gương này tạo ra những hình ảnh trên một màng võng mạc hai lớp từ những hình ảnh riêng biệt mà loài sò này thấy được trong phạm vi quan sát và cận biên.
Cấu tạo đó giúp sò Saint-Jacques có được tầm nhìn khoảng 250 độ so với mức 180 độ của mắt người.
Các nhà khoa học cũng nhận định mắt của loài sò này còn có một chiếc gương cầu lõm để phản chiếu ánh sáng.
Đây là một khám phá thú vị bởi “hệ thống gương được kết hợp từ nhiều hình khối trong vô số những con mắt của loài thân mềm này giống một cách đáng kinh ngạc với những lớp gương được phân đoạn trong kính viễn vọng phản xạ”.
Phát hiện nói trên của các nhà khoa học Israel được kỳ vọng sẽ mở đường cho việc chế tạo các dụng cụ quang học mới, cũng như những ứng dụng mới về xử lý hình ảnh hay thiết bị cảm ứng.