Đà tăng của USD gây 'đau đầu' cho các ngân hàng trung ương châu Á. (Nguồn: Getty Images) |
Tín hiệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy mối lo ngại về lạm phát đã trở lại, dẫn đến một đợt bán tháo mạnh các đồng tiền trên khắp châu Á trong phiên 19/12.
Điều này đã đẩy đồng Rupee của Ấn Độ xuống mức thấp kỷ lục so với USD và đồng Won của Hàn Quốc xuống mức yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Những diễn biến trên đã làm dấy lên câu hỏi về mức độ sẵn sàng can thiệp của các ngân hàng trung ương châu Á để bảo vệ đồng tiền của họ, cũng như tác động từ những động thái này.
Tin liên quan |
Fed chốt vấn đề lãi suất, chứng khoán 'đỏ rực', S&P 500 'bốc hơi' 178,45 điểm |
Ông Wee Khoon Chong, một chiến lược gia tại BNY Mellon ở Hong Kong nhận định, rất khó để chống lại đà tăng của USD so với các đồng tiền châu Á và các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ phải "phòng thủ" đồng thời cố gắng duy trì một thị trường ngoại hối ổn định.
Chỉ số tiền tệ châu Á của Bloomberg đã mất gần 4% giá trị trong năm nay, khi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và triển vọng thay đổi chính sách của Fed đã thúc đẩy dòng tiền chuyển sang các tài sản bằng USD.
Sau khi quyết định giảm lãi suất, Fed đã đưa ra những tuyên bố cho thấy ngân hàng trung ương này vẫn lo ngại về lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách của Fed hiện dự kiến sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong năm 2025, tức là thấp hơn một nửa so với mức dự kiến đưa ra vào tháng 9/2024.
Các ngân hàng trung ương châu Á đã có những cách tiếp cận khác nhau trong việc đối phó với đà tăng của USD trong vài tháng qua.
Ngân hàng trung ương Indonesia cho biết đã can thiệp để ngăn chặn đà bán tháo của đồng Rupiah. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cũng đã sử dụng tỷ giá tham chiếu hàng ngày để hỗ trợ đồng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) lại chọn cách hoạt động "kín đáo hơn", kết hợp các giao dịch trong và ngoài nước để hỗ trợ đồng rupee mà không công bố chính thức.
Một số ngân hàng trung ương khác đã đưa ra các tuyên bố công khai để cố gắng tác động đến tâm lý thị trường.
Đà tăng của USD đã làm phức tạp thêm xu hướng nới lỏng tiền tệ đang diễn ra ở châu Á. Các ngân hàng trung ương trong khu vực đã cắt giảm lãi suất trong năm nay. Việc đồng tiền suy yếu có xu hướng làm tăng giá hàng nhập khẩu, gây ra lạm phát trong nước.
Ngoài ra, việc cắt giảm lãi suất có thể gây thêm sức ép lên các đồng tiền khi những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ở nơi khác, làm trầm trọng thêm tác động của đồng USD mạnh.
| Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức 'không mong muốn' Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào ... |
| Không phải xung đột Nga-Ukraine hay vai trò của Berlin ở EU, đây mới chính là thứ người Đức để tâm; nền kinh tế sẽ được ‘sửa chữa’ ra sao? Tất cả các đảng đều cam kết khôi phục thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp Đức, nhưng họ có tầm nhìn quá khác ... |
| Fed chốt vấn đề lãi suất, chứng khoán 'đỏ rực', S&P 500 'bốc hơi' 178,45 điểm Ngày 18/12, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật: Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông Nam Á Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp ... |
| PGS. TS. Trần Đình Thiên: Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các 'sếu đầu đàn' Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát ... |