G7 nhất trí sử dụng tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga ước tính 300 tỷ Euro (tương đương 325 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine. (Nguồn: Interfax) |
Một quan chức tại Văn phòng Tổng thống Pháp nêu rõ, thỏa thuận đạt được trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 từ ngày 13-15/6 tại Italy.
Theo đó, lãnh đạo các nước G7 nhất trí sử dụng tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga ước tính 300 tỷ Euro (tương đương 325 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp cho nước này khoản vay 50 tỷ USD.
Tuy nhiên, nguồn tin trên cho biết, nếu vì lý do nào đó mà tài sản của Moscow được giải tỏa hoặc tiền lãi thu được từ những tài sản này không đủ để cấp khoản vay nói trên cho Kiev, các nước sẽ phải cân nhắc cách thức chia sẻ trách nhiệm.
Tin liên quan |
Xe điện Trung Quốc hứng thêm 'làn đạn' mới từ EU, Hungary nói hình phạt 'tàn bạo', ai bị thương nặng nhất? |
Theo quan chức trên, ban đầu, đây là sáng kiến của Mỹ và sau đó được các nước thảo luận.
Dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày hôm nay (13/6), bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy.
Trong khi đó, Nga tuyên bố bất kỳ động thái nào chuyển hướng lợi nhuận từ các tài sản bị phong tỏa của nước này đều là "hành vi chiếm đoạt tài sản", vi phạm các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế.
Liên quan việc áp đặt trừng phạt Nga, ngày 12/6, Mỹ cho biết nước này đã mở rộng các biện pháp trừng phạt, trong đó nhắm vào cả các công ty có trụ sở tại Trung Quốc bán chất bán dẫn cho Nga.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, Bộ này đang nhắm mục tiêu vào các công ty ở Hong Kong (Trung Quốc) bán chất bán dẫn cho Nga, biện pháp có thể ảnh hưởng đến các mặt hàng ưu tiên cao của Nga trị giá gần 100 triệu USD, trong đó có chip nhớ.
Một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ cho biết thêm, Bộ này cũng sẽ mở rộng danh sách các mặt hàng mà Nga không thể nhập khẩu từ các quốc gia khác, không chỉ các sản phẩm có nguồn gốc từ Washington mà còn cả hàng hóa mang nhãn hiệu Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết, đã áp đặt trừng phạt nhằm vào các tổ chức quan trọng của hệ thống tài chính Nga, trong đó có Sàn giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX).
Theo một quan chức cấp cao của Bộ này, MOEX và các công ty con liên quan đã tạo điều kiện cho khách hàng trốn tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách che giấu danh tính của họ.
Sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, MOEX đã buộc phải đình chỉ ngay lập tức các giao dịch bằng đồng USD và Euro.
| 'Gió đổi chiều' ở châu Âu, quên Pháp, Đức... đi, đây mới là những thành viên dẫn đầu EU Có một bất ngờ đang diễn ra ở châu Âu là các thành viên từng khiến các nhà lãnh đạo khu vực đau đầu nhất ... |
| Chuyển đổi phương thức phát triển từ 'nâu' sang 'xanh': Vì sao Quảng Ninh thành công đến thế? Sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ với việc chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh nằm trong nhóm ... |
| Bolivia và Nga đẩy mạnh triển khai các dự án hạt nhân chiến lược Tổng thống Bolivia Luis Arce Catacora và Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm bên lề Diễn đàn Kinh tế quốc tế ở St-Peterburg mới ... |
| Mỹ áp lệnh trừng phạt lên hơn 300 thực thể liên quan, Trung Quốc cũng 'dính đòn', Moscow tuyên bố đáp trả Mỹ vừa công bố một loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đáng chú ý, lần này, lệnh trừng phạt nhắm vào cả các ... |
| Xe điện Trung Quốc hứng thêm 'làn đạn' mới từ EU, Hungary nói hình phạt 'tàn bạo', ai bị thương nặng nhất? Cách đây vài tháng, các nhà hoạch định chính sách Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo rằng, châu Âu đang tràn ngập xe ... |