TIN LIÊN QUAN | |
EU công bố kế hoạch hỗ trợ tái thiết Syria | |
Ba Lan bác tin đồn chuẩn bị rời EU |
Guntram Wolff, Giám đốc Công ty tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), từng là chuyên gia kinh tế - tài chính của Ủy ban châu Âu, đã nhận định như vậy trong một bài viết đăng tải trên The Nikkei Asian Review vừa qua.
Khác biệt đang bộc lộ
Mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu là mối quan hệ hơn cả đồng minh, là đối tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực của nhau. Tương lai quan hệ Mỹ - châu Âu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mối liên kết gần gũi này đang trở nên căng thẳng từ khi chính quyền mới của Mỹ lên nắm quyền. Đối với EU, đây là cơ hội tốt để xem xét lại những định hướng địa kinh tế của mình.
Ông Guntram Wolff, Giám đốc Công ty tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ). (Nguồn: The Nikkei Asian Review) |
EU cần luôn phải nhớ rằng, Mỹ là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất. EU xuất khẩu hơn 600 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ, ngược lại, Mỹ xuất khẩu khoảng hơn 550 tỷ USD sang EU. Các khoản đầu tư song phương cũng rất lớn, lên tới hơn 2.000 tỷ USD. Nhiều công ty châu Âu đang hoạt động ở Mỹ, không chỉ trong lĩnh vực buôn bán hàng hóa mà còn tham gia vào quá trình sản xuất tại thị trường này. Trong khi đó, nhiều công ty Mỹ cũng có những hoạt động tương tự tại thị trường châu Âu.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự khác biệt đang bộc lộ ở cả hai phía. Trước đây, Mỹ đã hỗ trợ, ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương và một châu Âu hội nhập. Siêu cường này cũng cung cấp một sự bảo đảm về an ninh cho châu Âu. Mặc dù vậy, chính quyền mới của Mỹ dường như có ý định thay thế cách tiếp cận đa phương bằng một giải pháp song phương, với hy vọng giảm thâm hụt thương mại và để bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ.
Về chính sách liên quan tới các vấn đề biến đổi khí hậu, cam kết của Mỹ đối với Hiệp định Paris đang bị đặt nghi vấn. Về chính sách quốc phòng, Mỹ - chiếc “ô” an ninh của NATO tỏ ra không còn chắc chắn như trước. Tổng thống Trump đã bỏ ngỏ câu hỏi về giá trị của sự hội nhập trong EU. Lập trường mới của Mỹ, dù chưa thực sự rõ ràng, đã tạo cho EU một cảm giác bất an. Vậy làm thế nào để EU có thể phản ứng một cách tốt nhất trước thực tế đó?
Tổng thống Donald Trump có những tuyên bố chính sách khiến EU phải lo ngại. (Nguồn: The Nikkei Asian Review) |
Thương mại đa phương là tối ưu
Theo ông Guntram Wolff, thương mại đa phương là tốt nhất cho châu Âu. EU là một nền kinh tế tương đối mở. Cường độ thương mại (được tính bằng xuất khẩu so với GDP) của EU (44%) lớn hơn so với Trung Quốc (22%) hoặc Mỹ (13%).
EU, giống như nhiều nền kinh tế mở khác, đã được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống thương mại đa phương. Hệ thống thương mại dựa trên các nguyên tắc, phần lớn tập trung ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho phép tất cả các thành viên tham gia hoạt động thương mại với nhau theo các tiêu chuẩn cao.
Chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm giảm sự tăng trưởng ở EU và trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn thương mại bị hạ thấp và dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Châu Âu cần chuẩn bị những phản ứng mang tính chiến lược trong trường hợp Mỹ công khai chống lại trật tự đa phương và thực thi chủ nghĩa bảo hộ.
Về vấn đề này, thứ nhất, EU nên hợp tác với các đối tác trên thế giới để bảo vệ WTO và các hiệp định đa phương khác như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Mexico, EU có thể hợp tác với Nhật Bản và các nước khác để bảo vệ quyền lợi của Mexico và bảo vệ đầu tư nước ngoài trong quốc gia này.
Thứ hai, EU cần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế sâu rộng hơn với Trung Quốc và các đối tác toàn cầu khác. Một mục tiêu rõ ràng mà EU phải hoàn thành là các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư song phương với Trung Quốc. Chỉ sau khi hiệp định đầu tư giữa EU và Trung Quốc được thống nhất, hai bên mới có thể bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại song phương. Mục đích của hiệp định thương mại song phương giữa EU và Trung Quốc hướng tới cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của các bên và đặt ra các tiêu chuẩn cao về môi trường, quản trị doanh nghiệp, an toàn của người tiêu dùng cũng như quyền của người lao động.
Mặc dù khá nóng lòng để đạt được các thỏa thuận thương mại nhưng EU vẫn nên kiên định các tiêu chuẩn của mình. Bất kỳ thỏa thuận nào hạ thấp các tiêu chuẩn của EU thì đều không phải là mối quan tâm của châu Âu và chắc chắn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. EU cũng cần hướng tới các thỏa thuận song phương với Nhật Bản, Singapore… nhằm đưa EU hội nhập vào nhiều các khuôn khổ đa phương hơn nữa. Các nền kinh tế mở và thương mại ngày càng mạnh mẽ hơn sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, quản trị thương mại của EU cần được cải cách và sự mất cân bằng nội bộ cần phải được khắc phục nhằm tăng cường uy tín bên ngoài của EU. Hình ảnh một mô hình xã hội EU luôn mạnh mẽ sẽ khiến các nước thành viên không bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa bảo hộ. Nhiều vấn đề đang đe dọa sự thịnh vượng của EU cũng như thế giới, nhưng nếu tiến về phía trước bằng một chiến lược đúng đắn, EU có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Anh: Lập trường cứng rắn trước yêu cầu trả 50 tỷ Bảng cho EU Phát biểu trong một chương trình BBC2 ngày 9/3, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng Anh không nên chấp nhận yêu cầu trả 50 ... |
EU tăng ngân sách giải quyết khủng hoảng người di cư Ngày 7/3, Liên minh châu Âu (EU) đã duyệt lại ngân sách dài hạn toàn khối trong đó ủng hộ kế hoạch bổ sung gần ... |
EU khẳng định không ngừng bảo vệ quyền của phụ nữ Trong tuyên bố chung ra ngày 7/3, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định sẽ hành động không ngừng để bảo vệ quyền của phụ ... |