Nhỏ Bình thường Lớn

Lối thoát nào cho Syria?

Syria đang bước vào thời khắc hết sức quan trọng trong tiến trình hòa bình. Nếu vòng đàm phán lần này thất bại thì sẽ rất khó tìm giải pháp thay thế để chấm dứt xung đột.
TIN LIÊN QUAN
loi thoat nao cho syria Syria: Bầu cử Quốc hội nhằm tái thiết đất nước
loi thoat nao cho syria Hòa đàm về Syria "vô cùng quan trọng"

Sau cuộc đàm phán hòa bình Syria lần thứ nhất (ngày 24/3) giải quyết vấn đề nguyên tắc đàm phán, cuộc hòa đàm thứ hai diễn ra hôm 13/4 tại Geneva (Thụy Sĩ) tập trung thảo luận quá trình chuyển tiếp chính trị. Nói cách khác, các bên cùng nhau bàn thảo quy chế nhà nước cũng như thành phần chính phủ mới. Có thể thấy, trong khi hai vấn đề này đều mắc phải những bất đồng, câu hỏi gai góc nhất vẫn là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad.

Mâu thuẫn then chốt

Việc thành lập một cơ quan tối cao dẫn dắt Syria trước khi tiến hành các cuộc bầu cử, mà Liên hợp quốc (LHQ) dự kiến diễn ra trong vòng 18 tháng nữa, là một trong những mâu thuẫn then chốt giữa hai phía. Về phần mình, Tổng thống Syria al-Assad nhận định các bên có thể đi đến thống nhất xây dựng một chính quyền mới gồm các nhân vật từ phe đối lập, các chính trị gia độc lập và những người trung thành với Chính quyền Damascus hiện nay.

Trong khi đó, Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) - đại diện cho liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria - khẳng định chỉ có thể đạt được giải pháp chính trị bằng cách thành lập một chính quyền lâm thời chuyển tiếp với đầy đủ chức năng và quyền lực, chứ không phải là một chính quyền khác dưới trướng ông al-Assad.

loi thoat nao cho syria
Khung cảnh phòng đàm phán hòa bình về Syria tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 24/3. (Nguồn: AFP)

Sự khác biệt quan điểm nói trên cũng là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của những vòng đàm phán do LHQ chủ trì năm 2012 và 2014. Dù Mỹ và Nga gần đây đã nhất trí quan điểm rằng tương lai của Tổng thống al-Assad không nên được đưa ra thảo luận vào thời điểm hiện nay, nhưng dường như mọi chủ đề bàn thảo đều xoay quanh câu hỏi hóc búa đó.

“Chất xúc tác” IS

Nếu trước đây Mỹ coi việc lật đổ chế độ al-Assad là ưu tiên số một khi can thiệp vào Syria thì trong những tháng gần đây, đặc biệt từ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn ngày 27/2, Washington đã không đề cập nhiều đến tương lai của Syria có gắn với ông al-Assad hay không.

Giới phân tích nhận định, sở dĩ Mỹ và phương Tây thay đổi thái độ là do sự hoành hành của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trên tờ The Atlantic, giáo sư Dominic Tierney (Đại học Swarthmore) nhận định Washington không chỉ muốn các bên Syria thôi chĩa súng vào nhau, mà còn hướng tới triển vọng thành lập một liên minh chống IS.

Hiện nay, ưu thế chiến trường đang thuộc về Tổng thống al-Assad khi quân đội Damascus, với sự hỗ trợ của không quân Nga, liên tục gặt hái nhiều thắng lợi, giành lại lãnh thổ từ tay phiến quân IS. Vì vậy, việc Tổng thống Nga Putin rút quân khỏi Syria được đánh giá tạo động lực buộc các phe đối đầu tại quốc gia này có thái độ tích cực và thiện chí hơn trên bàn đàm phán, đồng thời phản ánh hợp tác Nga - Mỹ trong giải quyết xung đột.

Tuy nhiên, nhà bình luận người UAE Faisal al-Yafai nhận định với Reuters rằng Nga “đã chơi ván bài của mình ở Syria rất khéo, nhưng lại rút nhầm một quân”. “Họ (Moscow) nghĩ rằng, một khi chế độ al-Assad cảm thấy an toàn sẽ là thời điểm thích hợp để tiến hành thương lượng”, ông al-Yafai nói. Trên thực tế, Chính phủ Syria đang muốn tận dụng những chiến thắng để nhấn mạnh quan điểm rằng, họ là một đối tác không thể thiếu trong cuộc chiến chống IS, đồng thời củng cố vị thế của mình trong các cuộc đàm phán.

Kịch bản liên bang hóa

Với sự chia rẽ sắc tộc và phe phái phức tạp hiện nay, một kịch bản được đề cập nhiều lần là thiết lập một nhà nước Syria liên bang với ba vùng tự trị, gồm phía Bắc của người Kurd, phía Nam với Thủ đô Damascus của người Alawite và miền Trung của người Sunni. Giải pháp này không chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận mà toàn xã hội Syria nên đang vấp phải bất đồng lớn giữa các bên.

Về lý thuyết, việc vẽ lại bản đồ Syria là khả thi bởi ba khu vực trên có sự khác biệt tương đối về sắc tộc và địa lý. Trong lịch sử, Syria cũng đã từng trải qua những giai đoạn phân chia tương tự vào những năm 1920, khi nước này đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp.

Tuy nhiên, tại một nơi bất ổn như Trung Đông, việc Syria bị chia nhỏ cũng không đảm bảo được rằng các khu vực mới này sẽ ổn định, giống như ở Yemen hay Libya, khi các bang tiếp tục ở trong tình trạng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh địa chiến lược mới giữa các cường quốc (Nga-Mỹ) và các quốc gia tầm trung trong khu vực (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia).

Syria sẽ đi về đâu, số phận Tổng thống al-Assad sẽ thế nào, bao giờ các hồ sơ dang dở được khép lại…? Những câu hỏi này đều chưa thể có câu trả lời trong một sớm một chiều. Chỉ biết rằng hơn năm năm xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Đông và châu Âu thời hiện đại. Vì vậy, nếu các bên không gạt ra những toan tính riêng và đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, chắc chắn Syria sẽ tiếp tục chìm sâu vào vòng xoáy hỗn loạn.

loi thoat nao cho syria Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa IS bằng pháo kích

Động thái này nhằm đáp trả việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tấn công một thị trấn biên giới của Thổ ...

loi thoat nao cho syria "Cá sấu" và "Thợ săn đêm" của Nga tại Syria

Chỉ trong vài ngày, Nga đã triển khai hai loại trực thăng tấn công thiện chiến hàng đầu trong kho vũ khí của mình đến ...

loi thoat nao cho syria Người Syria trở về Palmyra

Hàng trăm người dân rời bỏ Palmyra nay đã trở về ngôi nhà của mình lần đầu tiên sau khi bị IS đẩy ra khỏi ...

Quang Chinh