Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam: Một thập kỷ vì sứ mệnh kiến tạo hòa bình bền vững

Hà Phương
10 năm qua, hơn 800 lượt chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt - sứ mệnh của lính mũ nồi xanh Liên hợp quốc. Cũng với hành trình một thập kỷ ấy, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam từng bước trưởng thành, đóng góp vào hoạt động đối ngoại chung của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam: Một thập kỷ vì sứ mệnh kiến tạo hòa bình bền vững
Cục Gìn giữ hoà bình đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba nhân kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống (27/5/2014-27/5/2024). (Nguồn: VGP)

Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm Việt Nam triển khai lực lượng tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Nhìn lại hành trình đã qua, có thể tự hào khẳng định về một lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần thực hiện sứ mệnh nhân đạo cao cả, kiến tạo hòa bình bền vững cho thế giới.

Đi qua mỗi bước trưởng thành

Phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tháng Chín năm ngoái, một trong những thông điệp quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới ngôi nhà đa phương lớn nhất hành tinh là: “Việt Nam sẽ đóng góp mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa vào các ưu tiên của LHQ, trong đó có việc đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình”.

Rõ ràng, nền tảng, kinh nghiệm, trải nghiệm của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam trong suốt 10 năm qua giúp Việt Nam tự tin đẩy mạnh việc tham gia sứ mệnh cao cả này. Trong Lễ kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ vừa qua tại New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã khẳng định rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam dù còn tương đối non trẻ nhưng đã có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật cho hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế suốt một thập kỷ qua, được lãnh đạo LHQ cũng như chính quyền và người dân ở các nước tiếp nhận đánh giá rất cao.

Mặc dù tham gia hoạt động lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ muộn hơn nhiều so với nhiều nước khác nhưng nhìn vào những mốc dấu quan trọng thì có thể thấy rõ hành trình của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam là những “cuộc hành quân” bền bỉ, kiên định, vững vàng ý chí vì sứ mệnh chung.

Suốt 10 năm qua, từ hai sĩ quan ban đầu, đến nay Việt Nam đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị, trong đó có 5 thê đội của Bệnh viện dã chiến cấp 2 triển khai tại Phái bộ UNMISS (Nam Sudan); 2 thê đội của Đội công binh triển khai tại Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) và 114 lượt sĩ quan triển khai theo hình thức cá nhân tại trụ sở LHQ, phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi.

Với những con số tổng quan ấn tượng đó, chia sẻ với báo chí, Đại tá Mạc Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam khái quát bước chuyển mình của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam thông qua ba mốc chính: Đó là triển khai hai sĩ quan cá nhân đầu tiên vào năm 2014; triển khai đơn vị đầu tiên là Bệnh viện dã chiến cấp 2 vào năm 2018 và Đội công binh số 1 vào năm 2022. “Những mốc thời gian cho thấy, cứ bốn năm chúng ta nâng lên một bước”, Đại tá Mạc Đức Trọng đánh giá.

Đặc biệt, rất đáng tự hào rằng số lượng cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của LHQ và các quốc gia cử quân khác. Các đơn vị và các sĩ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam triển khai đã hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều sĩ quan khi kết thúc nhiệm kỳ được LHQ đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tặng thưởng Bằng khen, Thư khen. 100% cán bộ của Quân đội nhân dân Việt Nam được chỉ huy các phái bộ thay mặt Hội đồng Bảo an LHQ tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình LHQ.

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam: Một thập kỷ vì sứ mệnh kiến tạo hòa bình bền vững
Chỉ huy trưởng Lực lượng quân sự Phái bộ MINUSCA trao Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cho các chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ. (Nguồn: Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam)

Sáng rõ phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Trên những mảnh đất Phi châu khô cằn, khắc nghiệt, giữa xung đột, bạo loạn, câu chuyện của những chiến sĩ gìn giữ hòa bình Việt Nam, đội trên đầu chiếc mũ xanh hòa bình LHQ đã gieo xuống những mầm xanh hy vọng, khơi dậy khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước, qua đó lan tỏa vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của Bộ đội cụ Hồ, gửi đi thông điệp về hình ảnh con người Việt Nam nhân hậu, năng động, yêu chuộng hòa bình.

Tháng 10/2018, Việt Nam triển khai thành công Bệnh viện dã chiến đầu tiên - Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đến phái bộ UNMISS tại Bentiu, Nam Sudan. Thượng tá Bùi Đức Thành, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, khi đó là Trung tá, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 từng kể rằng ở cạnh Bệnh viện có các khu bảo vệ thường dân, cứ cuối tuần, cán bộ, nhân viên Bệnh viện sang dạy chữ, tặng sách vở, tập tô màu có hình ảnh cờ đỏ sao vàng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những hình ảnh đó đã tạo ấn tượng trong lòng các em nhỏ ở Nam Sudan. Mỗi lần nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng trên ngực áo của các cán bộ, chiến sĩ là các em reo lên: “Việt Nam”.

Theo Thượng tá Bùi Đức Thành, ngoài khám, chữa bệnh, các chiến sĩ còn áp dụng “ngoại giao xanh”, tặng quả mướp, bí xanh, mớ rau muống… cho cán bộ, nhân viên ở Phái bộ. Ai cũng khen ngợi Bệnh viện đã tạo ra mảng xanh tươi tốt ở nơi vốn dĩ chỉ có đất cằn sỏi đá.

Kết thúc nhiệm kỳ, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 trở về nước, lần lượt các Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2, số 3, số 4, số 5 sang thay thế. Vẫn là những bước chân rắn rỏi ấy, vẫn là những chiến sĩ có cờ đỏ sao vàng trên ngực áo ấy tiếp bước đơn vị đi trước viết thêm nhiều câu chuyện đẹp về tình đoàn kết giữa quân y mũ nồi xanh Việt Nam và người dân địa phương.

Nhiều năm làm nhiệm vụ tại thực địa trong những môi trường khắc nghiệt đã góp phần trui rèn nên tác phong, kỷ luật của một sĩ quan mũ nồi xanh dày dạn kinh nghiệm - Đại tá Mạc Đức Trọng, sĩ quan đầu tiên được trao Quyết định sĩ quan liên lạc tại phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan - phái bộ UNMISS ngày 25/7/2014. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiệm kỳ đầu tiên, năm 2022, Đại tá Mạc Đức Trọng tiếp tục được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ là chỉ huy đơn vị đầu tiên triển khai tại một phái bộ mới: Đội trưởng Đội công binh số 1 của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ tại Phái bộ UNISFA, thuộc khu vực Abyei.

Hiện nay, Đại tá Mạc Đức Trọng là Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhưng ông vẫn nhớ như in mỗi bước chân trên những mảnh đất mình và đồng đội từng đi qua, vẹn nguyên cảm xúc ngỡ ngàng trước những khó khăn thực địa vượt ra tưởng tượng. “Chúng ta mang những luồng gió mới đến với người dân địa phương. Từ trước đến nay chưa ai giúp họ, nhưng với lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam, người dân đến nhờ chúng ta đều sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng của mình. Có những việc rất nhỏ, nhưng đối với họ lại rất lớn”, Đại tá Mạc Đức Trọng chia sẻ về ý nghĩa của mỗi hành trình mình từng tham gia.

Không chỉ tạo ấn tượng tốt đẹp với người dân địa phương nơi triển khai sứ mệnh, những chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ còn được lãnh đạo LHQ đánh giá cao. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 2/2022, Phó Tổng thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix đã cảm ơn Việt Nam về sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, đánh giá cao tính chuyên nghiệp, sự tận tụy, nỗ lực, hy sinh của các binh sĩ Việt Nam khi phải thực hiện nhiệm vụ trong những môi trường khó khăn.

Ngày 27/5/2014, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Tháng Sáu cùng năm, Việt Nam chính thức cử hai sĩ quan quân đội đầu tiên đi làm nhiệm vụ tại phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan. Sau 10 năm, Việt Nam đã cử hơn 800 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo hình thức cá nhân và đơn vị.

Luôn muốn đóng góp nhiều hơn nữa

Từ thông điệp “đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình” mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới LHQ cho đến những quyết tâm kiên định của từng chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam có thể thấy Việt Nam luôn muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của LHQ.

Trên chặng đường 47 năm qua, Việt Nam luôn coi hợp tác với LHQ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, là phương thức hiệu quả thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với những nỗ lực và đóng góp hiệu quả đối với các hoạt động và tiến trình phát triển của LHQ, Việt Nam được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, bầu vào nhiều cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ…

Song song với đó, quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đã giúp Việt Nam ghi mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế và hợp tác với LHQ, khi mở rộng đóng góp cả nhân lực cho công việc chung.

Theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang, những “trái ngọt” trong hành trình 10 năm của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực của LHQ và cộng đồng quốc tế.

Với ngọn lửa truyền thống đã được thắp sáng, những “cánh chim bồ câu hòa bình” Việt Nam sẽ vẫn kiên định với sứ mệnh nhân văn, truyền đi muôn nẻo bức thư thông điệp về một đất nước Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.

Giao lưu trực tuyến với lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Giao lưu trực tuyến với lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Chiều 5/2, lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) đã có cuộc giao lưu trực ...

Việt Nam kêu gọi tăng cường an ninh, an toàn và vai trò phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam kêu gọi tăng cường an ninh, an toàn và vai trò phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình ...

Kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc với nhiều đóng góp được ghi nhận

Kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc với nhiều đóng góp được ghi nhận

Ngày 24/5, tại New York (Mỹ), Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tổ chức trang trọng “Lễ kỷ ...

Chặng đường 10 năm tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc của Việt Nam

Chặng đường 10 năm tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc của Việt Nam

Cách đây 10 năm, vào ngày 27/5/2014, Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) đã ...

Truyền thống vẻ vang của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam

Truyền thống vẻ vang của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam

Ngày 27/5, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Truyền thống (27/5/2014 - 27/5/2024) ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và thành phố Saint Petersburg (Nga) chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Diễn đàn ...
Giá vàng hôm nay 29/9/2024: Giá vàng trong giai đoạn hỗn loạn của đợt tăng, liên tục vượt mọi kỷ lục, vàng nhẫn gây sốc, người mua lời to

Giá vàng hôm nay 29/9/2024: Giá vàng trong giai đoạn hỗn loạn của đợt tăng, liên tục vượt mọi kỷ lục, vàng nhẫn gây sốc, người mua lời to

Giá vàng hôm nay 29/9/2024, giá vàng tăng mạnh, liên tiếp vượt mọi kỷ lục, có thể cán mốc 3.000 USD/ounce? Giá vàng nhẫn tăng, bám sát vàng miếng.
Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại

Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại

Giá tiêu hôm nay 29/9/2024 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.
Hezbollah, Houthi thề tấn công trả đũa Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới Hồi giáo cứng rắn với Tel Aviv

Hezbollah, Houthi thề tấn công trả đũa Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi thế giới Hồi giáo cứng rắn với Tel Aviv

Phong trào Hezbollah phóng tên lửa vào các vị trí của Israel ở biên giới phía Bắc, đáp trả việc Israel không kích giết chết thủ lĩnh Sayyed Hassan Nasrallah.
Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Hội người Việt tại Kazakhstan phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng các suất quà cho người dân vùng lũ, các gia đình khó khăn tại Yên Bái.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động