Lược sử bóng đá Olympic: Niềm vui Messi, Neymar và nỗi buồn sao Man Utd

Minh Tiến
Những trái bóng của Olympic (Thế vận hội) 2020 chuẩn bị được lăn trên các sân vận động của Nhật Bản. Hãy cùng nhìn lại một về những điểm thú vị trong quá khứ, cũng như những cái tên cầu thủ nổi bật trong thế kỷ 21.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đội hình Olympic vàng của thế hệ Messi, Aguero, Di Maria năm 2008. (Nguồn: 90min)
Đội hình Olympic vàng của thế hệ Messi, Aguero, Di Maria năm 2008. (Nguồn: 90min)

Chinh chiến và giành nhiều thành công ở câu lạc bộ, nhưng Messi, Neymar và nhiều ngôi sao khác phải trải qua vô số thất bại trong màu áo quốc gia. Olympic là đấu trường hiếm hoi giúp họ có được vinh quang (cho đến gần đây Messi mới vô địch thêm Copa America). Dù vậy, không phải cầu thủ tên tuổi nào cũng giành được huy chương vàng quý giá.

Lịch sử bóng đá trong Thế vận hội là một câu chuyện phức tạp, nhiều biến động. Lý do là vì bóng đá môn thể thao vua, quyền lực và vị thế của Liên đoàn bóng đá quốc tế (FIFA) không hề thua kém gì Ủy ban Olympic Quốc Tế (IOC), nếu không muốn nói là có tầm ảnh hưởng còn lớn hơn trong cộng đồng.

Thế vận hội mùa Hè bắt đầu vào năm 1896 (không tính Olympic cổ đại) và môn bóng đá tranh tài tại Thế vận hội 4 năm sau đó, năm 1900. Đây cũng là giai đoạn các tổ chức lớn nhỏ của bóng đá dần hình thành và phát triển.

Năm 1904, FIFA thành lập để quản lý các giải bóng đá quốc tế. Năm 1930, World Cup đầu tiên được tổ chức, khẳng định chỗ đứng mạnh mẽ trong làng thể thao thế giới và đó là sân chơi tôn vinh những đội bóng, cầu thủ giỏi nhất.

Cũng vì thế, các cầu thủ, liên đoàn quốc gia dần rời xa Olympic. Chất lượng cầu thủ giữa World Cup và Olympic ngày một nới rộng. Những nền bóng đá mạnh không tỏ ra hứng thú với thế vận hội, vô tình điều đó mở ra cơ hội dành cho các khu vực khác. Giai đoạn 1948 đến 1980 chứng kiến sự áp đảo về thành tích của các đội bóng Đông Âu khi dành 23/28 huy chương.

Năm 1992, một quy định rõ ràng về tuổi tham dự được ban hành. Các cầu thủ bóng đá nam phải ở độ tuổi U23. Sang năm 1996 thì cho phép có thêm tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi. Các đội bóng châu Phi đã nắm lấy cơ hội này như một lợi thế, khi mà Nigeria và Cameroon thắng lợi vào các năm 1996 và 2000.

Đội tuyển Vương quốc Anh thất bại trong loạt luân lưu kỳ Olympic 2012 tại sân nhà (Nguồn: 90min)
Đội tuyển Vương quốc Anh thất bại trong loạt luân lưu kỳ Olympic 2012 tại sân nhà. (Nguồn: 90min)

Bước sang thế kỷ mới, các nền bóng đá lớn quan tâm nhiều hơn đến Olympic và đặt quyết tâm cao trong việc mang thêm một danh hiệu cho phòng truyền thống của liên đoàn bóng đá quốc gia. Chính động lực này đã giúp bóng đá nam Olympic sang một trang mới với nhiều đội bóng mạnh, nhiều siêu sao, và sức hút lớn hơn bao giờ hết.

Thế vận hội Athens 2004, Argentina mang đến Hy Lạp một đội hình với rất nhiều ngôi sao đang nổi lẫn những sao mai đầy hứa hẹn. Họ là Roberto Ayala, một hậu vệ kỳ cựu, rồi Gabriel Heinze, thuộc biên chế Man Utd và những Coloccini, Mascherano, Saviola.

Nhưng người nổi bật nhất phải là Carlos Tevez, anh đã ghi tới 8 bàn thắng, trong đó có bàn đánh bại Paraguay trong trận chung kết. Từ bệ phóng này, về sau Tevez đã vươn lên thành ngôi sao hàng đầu, và 4 năm sau đã vô địch Champions League cùng Manchester United.

Sang Thế vận hội Bắc Kinh 2008, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Argentina quyết tâm bảo vệ danh hiệu khi họ triệu tập đội hình còn đồng đều và mạnh hơn năm 2004. Họ có nhạc trưởng Juan Roman Riquelme, máy quét Mascherano cùng một loạt các cầu thủ tấn công tài năng còn rất trẻ là Angel Di Maria, Sergio Aguero, Lavezzi và tất nhiên, Lionel Messi.

Đối trọng với họ chính là người hàng xóm nhiều duyên nợ - Brazil. Có lẽ vì không muốn bị kém cạnh với chức vô địch 4 năm trước đó của Argentina, đội bóng sứ Samba mang sang những hào thủ có lẽ là tốt nhất họ có thể có cho một đội Olympic, với Ronaldinho, Pato, Thiago Silva, Marcelo, Anderson, Ramires.

Hai đội bóng lớn gặp nhau ở bán kết, cặp đôi Messi-Aguero cùng đồng đội đã nhấn chìm đội bóng áo vàng xanh 3 bàn không gỡ. Tiến vào chung kết, Messi lại tỏa sáng với pha kiến tạo để Di Maria ghi bàn duy nhất, giành ngôi vương.

Thật trùng hợp, Olympic 2008 và Copa America 2021 đều có chung kịch bản là Messi hay nhất giải đấu, còn Di Maria là người ghi bàn trong trận chung kết, và đều bằng một cú lốp qua đầu thủ môn.

Tới London 2012, cuộc đua có cả Anh, Tây Ban Nha, Brazil. Lần đầu có một đội bóng hợp nhất Vương quốc Anh tham gia tranh tài, dưới sự dẫn dắt của đội trưởng, và là tượng đài của Manchester United, tiền vệ Ryan Giggs.

Dù vậy, những Giggs, Bellamy, Ramsey, Sturridge đã phải chịu thất bại tại tứ kết sau loạt luân lưu trước Hàn Quốc. Nhưng ít nhất nó còn ít cay đắng hơn Tây Ban Nha, khi mà đội bóng xứ bò tót còn không qua nổi vòng bảng, dù có các nhà vô địch Euro là Jordi Alba và Juan Mata trong đội hình.

Brazil đợt này có thêm sự tiếp sức của Neymar, Oscar, Hulk. Họ thắng như chẻ tre từ vòng bảng cho đến bán kết và trở thành ứng viên số 1 cho chức vô địch. Trận chung kết, đối thủ của họ chỉ là Mexico, một người hàng xóm dưới cơ.

Thế nhưng người tính không bằng trời tính, Mexico chơi một trận để đời, và gây sốc cho làng túc cầu khi đánh bại người khổng lồ với tỷ số 2-1, khiến giấc mơ vô địch Olympic lần đầu của đội bóng từng 5 lần vô địch World Cup lại trở nên xa xôi.

Neymar xúc động khi đưa bóng đá nam Brazil tới chức vô địch Olympic lần đầu tiên. (Nguồn: Time)
Neymar xúc động khi đưa bóng đá nam Brazil tới chức vô địch Olympic lần đầu tiên. (Nguồn: Time)

Tuy vậy, thật may cho đội bóng vàng xanh, vì tại Thế vận hội 2016, họ là chủ nhà, và nhất là siêu sao Neymar, vẫn còn đó tham vọng giành huy chương vàng, đã tiếp tục sát cánh cùng đồng đội. Lần này, Brazil thi đấu hợp lý hơn, cẩn trọng hơn. Vòng bảng không quá thuyết phục khi chỉ có 5 điểm, nhưng càng vào sâu, họ chơi càng hay hơn. Trận chung kết họ đối đầu thử thách ngang tầm là đội Đức.

Neymar ghi bàn dẫn trước, tuy nhiên người Đức vẫn xoay xở gỡ hòa được và kéo Brazil vào loạt penalty. Ở lượt sút quyết định, Peterson của Đức sút trượt. Neymar bước lên, cả dân tộc nhìn vào anh nín thở. Và tất cả vỡ òa khi nóc lưới đã rung lên. Người hùng Neymar đã ghi dấu lịch sử khi giúp bóng đá nam Brazil mang về danh hiệu duy nhất còn thiếu.

Olympic 2020, môn bóng đá vẫn quy tụ những nền bóng đá lớn và những cầu thủ nổi tiếng. Hy vọng rằng, 16 đội bóng sẽ mang lại những trận đấu hấp dẫn, kịch tính. Và biết đâu đấy, sẽ còn những ngôi sao mới bước ra từ đây, nhưng những gì Tevez, Messi hay Di Maria đã từng làm được.

Cuộc đua Quả bóng vàng: 5 đối thủ cạnh tranh với Messi

Cuộc đua Quả bóng vàng: 5 đối thủ cạnh tranh với Messi

Nhận định về các ứng cử viên cho Quả bóng vàng 2021: Messi là người được yêu thích nhất khi cuối cùng đã giành danh ...

Messi xứng danh Cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại

Messi xứng danh Cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại

Giúp Argentina vô địch Copa America 2021, người hâm mộ bóng đá đã không còn tranh cãi Messi có phải là cầu thủ hay nhất ...

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Đọc thêm

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ lần lượt gặp U23 Kuwait, U23 Malaysia và U23 Uzbekistan tại bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức ở Qatar.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Cole Palmer không chỉ giúp Chelsea chiến thắng, tiếp tục hy vọng giành suất dự đấu trường châu Âu mà còn phá hàng loạt kỷ lục ở Ngoại hạng Anh.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Các mốc tuyển sinh đại học 2024 cần lưu ý

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, công bố chi tiết các mốc thời gian xét tuyển năm ...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động